Sự nhẫn nhịn là đức tính tốt mà ai cũng nên học được để có một cuộc sống yên ổn và thành công. Vậy, ý nghĩa của sự nhẫn nhịn trong cuộc sống là gì? Hãy khám phá ngay về nhẫn nhịn, ý nghĩa cũng như cách rèn luyện tính cách này với bài viết dưới đây của Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh nhé!
1. Nhẫn nhịn là gì? Lợi ích của việc nhẫn nhịn
Nhẫn nhịn là một động từ để chỉ sự chịu đựng, nhường nhịn khi sự việc xảy đến một cách bình tĩnh. Người nhẫn nhịn thường là người có khả năng làm chủ bản thân tốt trước khó khăn và biến cố. Đôi khi, chúng ta cần biết lùi một bước để tiến thêm nhiều bước. Sự tranh cãi hơn thua lúc này sẽ chẳng giúp ích được gì.
Nhẫn nhịn là biết làm chủ bản thân khi có biến cố xảy ra
2. Nhẫn nhịn trong công việc
Trong môi trường làm việc, sự nhẫn nhịn được nhìn thấy rõ nhất khi bạn đứng giữa sự cạnh tranh và đấu đá nhau. Nếu là người có tĩnh nhẫn nhịn, bạn sẽ luôn chịu đựng, bỏ ngoài tai hoặc mặc kệ những thị phi này.
Tuy nhiên, nhẫn nhịn không có nghĩa là chịu nhục. Ta cần chờ đợi và tìm thời cơ để phản pháo lại một cách thích hợp. Thay vì nổi nóng và mắng nhiếc người khác, người thông minh sẽ dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng sắc bén để đối đáp.
Tránh xa thị phi nơi công sở
Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh tham gia vào những việc ồn ào của người khác mà gây thêm các mối quan hệ xấu và hãy cứ làm thật tốt công việc của mình.
3. Ý nghĩa của sự nhẫn nhịn trong cuộc sống được hiểu như thế nào?
Vậy, trong cuộc sống bạn cần rèn luyện tính nhẫn nhịn với ai? Đó chính là với người thân, bạn bè hoặc những người quan trọng và thân thiết. Bởi đa phần mâu thuẫn của ta lại đến từ chính những người luôn cận kề.
Sẽ luôn có những điều vụn vặt xảy ra nhưng lại gây nên những khúc mắc lớn. Từ đó, mỗi người đều cần học chữ “nhẫn”. Bởi một khi bạn coi trọng tình cảm gia đình, tình bạn bè thì việc nhẫn nhịn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Cần biết nhẫn nhịn với những người thân và bạn bè bên cạnh
Thực tế, nhẫn nhịn không chỉ là một hành động đơn giản mà nó chính là một nghệ thuật đối nhân xử thế. Nhẫn nhịn không chỉ được hình thành bẩm sinh mà còn có sự rèn luyện cũng như tính toán khôn ngoan. Cần biết sắp xếp và suy tính để nhận biết thời điểm nào nên nói, thời điểm nào nên im lặng. Nhẫn nhịn cũng chính là đức tính mà bất cứ ai đều phải học nếu muốn đạt được những thành công to lớn.
Nhiều người cho rằng nhẫn nhịn là chịu nhục, là hèn nhát, ngu dốt, rất dễ bị người khác dắt mũi và bắt nạt. Điều này sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Nếu nhẫn nhịn quá lâu và quá nhiều mà không biết đứng lên bảo vệ bản thân, bạn sẽ trở thành con người nhu nhược.
Sự nhẫn nhịn quá mức có thể khiến bạn trở nên yếu đuối và nhu nhược
Sự nhẫn nhịn của bạn lúc này sẽ biến thành mềm yếu. Chính vì vậy, hãy tự tạo ranh giới cho bản thân của sự nhẫn nhịn để tránh bị người khác làm tổn thương.
4. Rèn luyện đức tính nhẫn nhịn như thế nào?
Ý nghĩa của sự nhẫn nhịn trong cuộc sống là vô cùng lớn. Khả năng kiềm chế cảm xúc của bản thân có thể mang lại lợi ích to lớn trong cuộc sống cũng như công việc. Đây cũng chính là bài học đầu tiên sẽ giúp bạn xây dựng được những đức tính tốt khác.
Bên cạnh đó, sự nhẫn nhịn cũng giúp bạn tạo được các mối quan hệ tốt. Cốt lõi của việc nhẫn nhịn chính là tránh xảy ra cãi vã. Khi làm được điều này, bạn sẽ tự khắc giữ gìn được những mối quan hệ thiện chí.
Vậy, chúng ta cần rèn luyện sự nhẫn nhịn như thế nào? Tham khảo những cách dưới đây để việc luyện tập dễ dàng hơn nhé!
- Chăm sóc tốt sức khoẻ về thể chất và tinh thần
Trước tiên, bạn hãy để tinh thần thư giãn, thoải mái và sống yêu đời mỗi ngày. Hãy tập đi ngủ sớm và bắt đầu ngày mới bằng bài tập thể dục và bữa sáng đầy đủ. Hãy tránh xa các chất kích thích không tốt. Chỉ khi tinh thần và cơ thể của bạn ở trạng thái thông suốt thì bạn mới có thể bình tĩnh để phản ứng với những việc xảy đến.
Tăng cường chăm sóc thể chất và tinh thần
- Làm chậm lại suy nghĩ khi đang trong cuộc cãi vã, tranh luận
Khi bạn đang trong một cuộc tranh cãi, sự tức giận khiến bạn không thể nhẫn nhịn thêm nữa, hãy dành một ít phút để im lặng và hít thở thật sâu. Tự mình tìm kiếm những việc khác để bỏ qua tạm thời sự mất bình tĩnh như tự đếm số trong đầu từ 1 đến 10 hoặc nghe một bản nhạc. Những việc làm này giúp bạn suy nghĩ chậm hơn để tránh gây ra những việc không mong muốn.
- Đặt bản thân vào vị trí của người khác để có cái nhìn khách quan
Đặt mình vào vị trí của người khác để tìm hiểu suy nghĩ là một việc khó. Chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác khi có rắc rối chính là phản ứng đầu tiên của con người.
Hãy đặt mình vào hoàn cảnh người khác để biết cảm thông
Tuy nhiên, chúng ta phải tự nhìn nhận lại bản thân trước khi đánh giá người khác. Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc này, thì bạn mới nhìn rõ sự việc và cải thiện bản thân mình. Bên cạnh đó, hãy dùng con tim chân thành và cái đầu sáng suốt đặt bản thân vào hoàn cảnh của đối phương để có được sự đồng cảm chân thực.
Với bài viết về ý nghĩa của sự nhẫn nhịn trong cuộc sống trên đây, Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh hy vọng bạn đã hiểu thêm về lợi ích và cách rèn luyện tính nhẫn nhịn. Bên cạnh đó, để hiểu bản thân và rèn luyện thêm nhiều đức tính tốt khác, hãy tham khảo ngay khóa học Chuyển hóa tâm thức của chúng tôi nhé. Đây sẽ là khoá học hiệu quả giúp bạn tự lắng nghe suy nghĩ bên trong và chữa lành vết thương của chính mình.
XEM THÊM:
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học chuyển hóa tâm thức chất lượng
- Khóa học Chuyển hóa tâm thức tại Học viện CEO Việt Nam
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn