Trang chủ Tin tức Sách Tứ Diệu Đế PDF của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Sách Tứ Diệu Đế PDF của Đức Đạt Lai Lạt Ma

bởi chuyenhoatamthuc
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 2k lượt xem

Học viện doanh nhân CEO Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc bản sách Tứ Diệu Đế PDF của Đức Đạt Lai Lạt Ma được xuất bản năm 1997. Ở bản dịch này, bạn đọc sẽ tìm hiểu chi tiết về các thuật ngữ kinh dịch chuyên ngành, cũng như những câu hỏi giải đáp về bản chất Tứ Diệu Đế. Hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong việc tìm hiểu và tập thực hành theo Pháp môn này tại gia.

1. Tổng quan bản chất Tứ Diệu Đế

Trong Phật Pháp, Tứ Diệu Đế bản chất là Pháp và là nền tảng cốt tủy của giáo pháp nhà Phật. Được Thái tử Tất Đạt Đa chứng ngộ trong đêm thành đạo quả Vô Thượng Bồ Đề sau 49 ngày nhập thiền định dưới gốc Bồ Đề.

Tứ Diệu Đế PDF

Sách Tứ Diệu Đế PDF của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Trong đó, bản Tứ đế PDF có: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Và Tứ Diệu Đế được phân chia làm 12 Tuệ tương ứng với 3 giai đoạn ứng với mỗi đế:

  • Khổ đế hay Tuệ chi: Được biết tới là “khổ”, nỗi khổ phải thấy được và đã thấy khổ.
  • Tập đế hay Tuệ diệt: Được biết tới là nguyên nhân tạo nên “khổ”, nỗi khổ đó phải được tận diệt và đã diệt khổ.
  • Diệt đế hay Tuệ chứng: Được biết đến là hiểu việc diệt “khổ”, nỗi khổ phải được chứng ngộ và đã được chứng ngộ.
  • Đạo đế hay Tuệ hành: Được biết đến là “đạo” diệt khổ, không dừng lại ở mức chứng đạo hay ngộ đạo mà phải thực hành và đã thực hành đạo diệt khổ.

Như vậy, có thể nói bản chất của Tứ Diệu Đế là phân biệt được rõ ràng hai điều nguyên nhân và kết quả. Ở đó, nguyên nhân có thể gây ra sự đau khổ và có thể tạo ra sự hạnh phúc. Bằng cách hiểu và phân biệt được từng nguyên nhân đó. Ta sẽ biết cách hành động, lối đi để đáp lại khát vọng sâu xa mà bản thân mong muốn – Chạm đến hạnh phúc và bước ra ngưỡng cửa của sự khổ đau.

2. Khổ đế

Tứ Diệu Đế PDF

Phần thứ nhất cuốn sách về Khổ đế

Đức Phật đã nói đời là bể khổ mà “Khổ đế” chính là bản chất “khổ” bao hàm 8 nỗi khổ lớn nhất mà bất kỳ chúng sinh hữu tình nào đều cũng gặp phải. Và trong bản Tứ Diệu Đế PDF có đề cập tới 8 nỗi khổ:

  • Sinh là khổ tức sinh ra đời là khổ: Ngay cả khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ cũng là như ngục tù “nhầy nhụa & tăm tối” trong hơn 9 tháng. Đến lúc sinh ra đời, đứa trẻ cảm nhận ngay môi trường bên ngoài không tốt nên khiến bé khóc khổ. Khi trưởng thành, ai ai cũng phải làm việc vất vả để nuôi sống thân tứ đại, đó là đời khổ.
  • Già là khổ: Không ai trong chúng ta thích già cả vì khi già cơ địa sẽ dần dần lão hoá. Mắt có thể mờ, tai có thể lãng, chân tay mỏi chùn, còng lưng, lú lẫn… Vì con người đã dần dần mất đi giá trị nên mới nói, già là khổ.
  • Bệnh là khổ: Đời người không bệnh nọ thì bệnh kia, đâu ai khoẻ mãi không bệnh. Nhưng bệnh sẽ sinh hành khổ, khiến cơ thể ta đau đớn và tuyệt vọng vô cùng.
  • Chết là khổ chứ không phải là giải thoát: Có lẽ, việc buông bỏ cuộc đời là dấu chấm hết. Nhưng thực tế, con đường sau khi nằm xuống sẽ hướng về đâu và tất cả những gì đang có sẽ được bỏ lại phía sau: Sự nghiệp, tiền tài, công danh, gia đình… Cho nên mới nói, chết là nỗi khổ lớn của mọi chúng sinh và đây là sự thật, không tránh được.
  • Cầu bất đắc khổ tức là điều muốn mà không thành, tất khổ: Nhiều lúc, điều mình cầu chưa chắc nhận được và có thể nhận được điều trái ngược còn tồi tệ hơn.
  • Ái biệt ly khổ: Khi người thân lìa xa chúng ta bằng cách này hay cách khác, khổ đau đều xuất hiện, đó là điều tất yếu không thể chối cãi.
  • Oắng tắng hội khổ: Nhân duyên là số phận định nên đôi lúc, những con người không ưa nhau sẽ phải ở chung với nhau. Dù đó là trong công việc hay cuộc sống thường nhật, đều là cái khổ cả.
  • Ngũ ấm xí thịnh khổ: Ngũ ấm bao gồm sắc, thọ, thức, hành, tưởng. Nếu ngũ ấm thịnh quá cũng gây khổ và suy yếu cũng khiến chúng ta khổ đau.

3. Tập đế

Tứ Diệu Đế PDF

Phần thứ hai cuốn sách về Tập đế

Bản chất của Tập đế chính là sự thật về những nguyên nhân gây ra nỗi khổ cho chúng sinh. Không chỉ bao hàm 8 lỗi khổ từ Khổ đế mà còn những loại khổ khác bắt nguồn từ sự “vô minh và ái dục”. Trong sách Tứ Diệu Đế PDF có chia sẻ rằng:

  • Vô minh là trạng thái chúng sinh không hiểu mình đang làm gì, không tự chủ hành động, tâm trí đầy sự si mê không sáng suốt. Và hành tướng vô minh này xuất hiện dưới 3 hình thái chính: Hôn trầm – thụy miên (trạng thái mệt mỏi, dã dượi cả tâm lẫn thân); Trạo hối (trạng thái mô mộng, hoang tưởng, nuối tiếc dĩ vãng, nhớ tưởng quá khứ, ăn năn sám hối…); Nghi (trạng thái do dự, ngờ vực, hoảng hốt, bất nhất…).
  • Ái dục là trạng thái dùng để ám chỉ chung những ham muốn sai lầm, trái với quy luật của cuộc sống. Và hành tướng cũng thể hiện qua 3 hình thức chính: Tham – hữu ái (trạng thái muốn chiếm hữu, giữ lại, tham đắm…); Sân – phi hữu ái (trạng thái bất mãn, oán hận, chán ghét…); Si – dục ái (trạng thái tâm đần độn, phóng dật, vọng tưởng, mê mờ…).

4. Diệt đế

Tứ Diệu Đế PDF

Phần thứ ba cuốn sách về Diệt đế

Bản chất của Diệt đế theo sách Tứ Diệu Đế PDF là chân lý về sự diệt khổ và cảnh giới Niết bàn. Xét theo Thập nhị nhân duyên, nguyên nhân của Khổ đế và Tập đế (Vô minh ái dục). Thế thì khi diệt đế, tức là diệt vô minh, diệt ái dục.

Điều này đồng nghĩa với việc:

  • Diệt đế là diệt mọi nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ của chúng sinh. Việc này là đo đong đếm được nên không phải là điều hư vô như nhiều người lầm tưởng về bản chất Diệt đế hay Niết bàn.
  • Diệt đế là dập tắt mọi ảo tưởng từ xuất phát từ Tập đế và khi đó, Tập đế là nhân còn Khổ đế là quả.

Sau khi chúng sinh không bị chi phối và bóp mép tâm lẫn thân bởi những thứ “vô minh và ái dục”. Chúng sinh sẽ được trả ngược trở về thời điểm giác ngộ “tịch diệt hiền tiền”, hướng đến cõi Niết bàn về sau.

5. Đạo đế

Tứ Diệu Đế PDF

Phần thứ tư cuốn sách về Đạo đế

Trong bản dịch của sách Tứ Diệu Đế PDF có nhắc tới bản chất của Đạo đế là chân lý về cách Diệt khổ và hướng chúng sinh bước lên con đường tu tập theo Bát Chánh Đạo. Mở rộng ra, bản chất Đạo đế thực chất là 37 phẩm trợ đạo – Pháp hướng đạo:

  • Các phẩm về Ngũ Căn: Tín, tấn, niệm, định, tuệ.
  • Các phẩm về  Ngũ Lực: Tín Lực, tấn lực, niệm lực, tuệ lực và định lực.
  • Phẩm về Tứ Chánh Cần: 4 tấn.
  • Phẩm về Tứ Niệm Xứ: 4 niệm.
  • Các phẩm về Tứ Như Ý Túc: Tuệ, tâm, tấn, dục.
  • Các phẩm về Thất Giác Chi: Niệm, trạch pháp, tấn, hỷ, an, định, xả.
  • Các phẩm về Bát Chánh Đạo: Kiến, tư duy, ngữ, nghiệp, mạng, tấn, niệm, định.

Như vậy, khi tổng hợp lại, Đạo đế có: 1 tâm; 1 dục; 1 mạng; 1 nghiệp; 1 ngữ; 1 xả; 1 an; 1 hỷ; 1 tuy duy; 2 tín; 8 niệm và 9 tấn. Hãy nhớ rằng, Đạo đế là con đường giúp bạn tu tập. Đây tuyệt đối không phải là “pháp môn” hay “phương tiện” tu tập.

6. Tải PDF sách tứ diệu đế Đức Đạt Lai Lạt Ma

Hiện cuốn Sách Tứ Diệu Đế PDF của Đức Đạt Lai Lạt Ma xuất bản 1997 được Học viện doanh nhân CEO – CVG Hồ Chí Minh cung cấp miễn phí tới bạn đọc. Thế nên liên hệ đến Hotline 0842424466 nhanh nhất để nhận hướng dẫn tải sách ngay.

Hơn thế nữa, bạn có thể tham gia khóa học Chuyển hóa tâm thức của chúng tôi. Khóa học sẽ giúp bạn cân bằng cảm xúc, lấy lại thăng bằng trong cuộc sống để đạt được những thành tựu mong muốn. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên! 

XEM THÊM

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH

Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM

Hotline: (+84) 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

You may also like

Để lại một bình luận