Trang chủ Tin tức Mười hai nhân duyên qua lời dẫn nhập của các Thiền sư

Mười hai nhân duyên qua lời dẫn nhập của các Thiền sư

bởi chuyenhoatamthuc
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 665 lượt xem

Mười Hai Nhân Duyên là gì? Vì sao thấu hiểu về vòng luân hồi thì con người sẽ thoát ra được khổ đau quanh quẩn? Cùng tìm hiểu về kiến thức này với Học viện Doanh nhân Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh với bài viết dưới đây nhé!

1. Mười hai nhân duyên – Giới thiệu của Như Lai Thiền Viện

Khi Như Lai Thiền Viện mới thành lập vào năm 1992, đã có một số thiền sinh thỉnh cầu Ngày Hoà Thượng Thiền Sư U Sīlānanda giảng về Mười Hai Nhân Duyên. Ngài đã hoan hỉ nhận lời với điều kiện thiền sinh phải học xong lớp Kalyāna. Ngay cả với tôn giả Ananda, Đức Phật cũng nhắc nhở về Mười Hai Nhân Duyên rằng “khó hiểu, thận thâm và khó lãnh hội”.

mười hai nhân duyên

Lời giới thiệu về Mười Hai Nhân Duyên

Năm 1993, khi thiền sinh đã hoàn thành lớp Kalyāna, Ngài mới bắt đầu dạy Pháp Duyên Sinh. Toàn thể phật tử và thiền sinh khắp nơi đã thành kính cảm niệm đức ân của Thiền Sư U Sīlānanda  khi Ngài đã truyền đạt giáo Pháp Duyên Sinh. Như Lai Thiền Viện cầu mong pháp thí này sẽ trợ duyên cho tất cả mọi người trên con đường tu tập. 

2. Mười hai nhân duyên – Giới thiệu về Hòa Thượng Thiền sư U Sīlānanda

Hoà Thượng Thiền Sư U Sīlānanda sinh vào ngày 16/12/1927 tại Mandalay thuộc Miến Điện trong gia đình thuần đạo. Cha của Thiền Sư là ông Saya Saing. Saya Saing vừa là thiền sinh vừa là kiến trúc sư chuyên về kiến trúc tôn giáo nổi tiếng trên toàn Miến Điện. Mẹ của Ngài chính là bà Daw Mone. Ngoài ra, hai người anh trai của Thiền Sư cũng là những kiến trúc sư nổi tiếng tại đây. Chị gái Daw Thandasari thì nắm giữ chức nữ trưởng tu ở viện Shwe-se-di Sar-thin-daik tại Sagaing Hills.

Thời niên thiếu, Ngài đã theo học tại trường trung học nam Kelly High School thuộc bộ truyền giáo Hoa Kỳ. Vào năm 1943, Ngài thọ giới với pháp hiệu Shin Sīlānanda ở tu viện Mahavijjodaya Chaung. khi chưa tròn 16 tuổi. Vào năm 1947, Ngài tiếp tục thọ tì kheo giới và theo học tam tạng Tipitaka sau khi được bố mẹ chấp thuận.

mười hai nhân duyên

Hình ảnh của Hoà Thượng Thiền Sư U Sīlānanda

Một số cột mốc đáng nhớ của Thiền Sư là:

  • Năm 1946: Thi đỗ bậc nhất Phatamange.
  • Năm 1947: Đứng đầu kỳ thi bậc hai Phatamalat.
  • Năm 1948: Đứng hạng hai kỳ thi bậc ba Phatamagyi.
  • Năm 1954: Đỗ kỳ thi khó nhất Miến Điện do hội Pariyattisasanahita Association tổ chức, được nhận thêm danh hiệu abhivamsa vào tên. Ngài cũng đỗ kỳ thi cao cấp tại Tích Lan là General Certificate of Education Examination chuyên về Sanskrit và Phạn ngữ Pali. Trong thời gian này, Ngài là giảng sư ở đại học Atithuddhayon Pali University chuyên dạy Phạn ngữ Pali, Phật Pháp, Sanskrit và Prakit. Bên cạnh đó, Thiền Sư còn là khảo hạch bậc đại học và cao học cho bộ Đông Phương Học thuộc đại học  Arts and Science University tại Mandalay.
  • Năm 1960: Trở thành trưởng trụ trì tại tu viện Mahavijjodaya Chaung Monastery. 
  • Năm 1968: Chuyển tu viện sangAbhyarama Shwegu Taik Monastery tại Mandalay.
  • Năm 1969: Được phong làm sư phó. 
  • Năm 1993: Trở thành một thành viên thuộc hội đồng cố vấn của viện Mahāsi Sasana Yeiktha tại Miến Điện. 
  • Năm 1999: Nắm giữ chức viện trưởng đại học International Therevada Buddhist Missionary University of Yangon đến khi viên tịch. 
  • Năm 2005: Ngài viên tịch ở South San Francisco trong niềm tiếc thương của cộng đồng Phật Giáo Therevada. 

Hoà Thượng Thiền Sư U Sīlānanda cũng đã ghé thăm nhiều quốc gia tại Châu Âu và Châu Á. Năm 1979, Ngài được Cổ Đại Lão Hoà Thượng Thiền Sư Mahāsi Sayadaw chọn đi hoằng pháp tại Hoa Kỳ (Mỹ). Ngài cũng tích cực hoạt động hoằng pháp gồm hướng dẫn thiền và dạy Vi Diệu Pháp tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, Âu Châu, Tích Lan, Đại Hàn và Mễ Tây Cơ. Thiền Sư cũng chính là cố vấn tinh thần của hội Phật Giáo Nguyên Thuỷ tại California và nhiều thiền viện khác tại Mỹ. 

Thiền Sư cũng đã viết nhiều sách bằng tiếng Anh và tiếng Miến nổi tiếng trong đó có cuốn Tứ Niệm Xứ đã được phát hành rộng rãi. Để ghi nhận công trình hoằng pháp của Thiền Sư, Chính phủ Miến Điện đã trao tặng danh hiệu Đại Trí Tuệ Agga Maha Pandita năm 1993 và Đại Pháp Sư Agga Maha Saddhammajotika Dhaja năm 1999.

3. Mười hai nhân duyên – Dẫn nhập

Mười Hai Nhân Duyên hay Thập Nhị Nhân Duyên hay Pháp Duyên Sinh là pháp thâm sâu và quan trọng trong Phật Pháp. Đức Phật đã dạy tất cả hiện tượng Tâm – Vật – Lý nơi chúng sinh hữu tình chính là pháp hữu vi hay còn gọi do điều kiện mà tạo thành. Lý giải sâu hơn, điều này có nghĩa rằng không có bất cứ thứ gì hiện hữu mà không phụ thuộc vào điều kiện khác. Chính vì vậy, Thập Nhị Nhân Duyên không hề chấp nhận lý có đấng tối cao tạo ra vũ trụ.

mười hai nhân duyên

Mười Hai Nhân Duyên – Phần Dẫn nhập

Để hiểu sâu về Mười Hai Nhân Duyên, ta phải hiểu về danh từ Paṭicca Samuppāda (có nghĩa tùy thuộc sanh khởi hay điều kiện sinh khởi hay duyên sinh). Danh từ trên được kết cấu từ hai phần là Paṭicca (có nghĩa Tuỳ thuộc) và Samuppāda (có nghĩa Những gì đã sanh khởi cùng nhau). Tuy nhiên, khi gộp lại thì Paṭicca Samuppāda được chỉ về hiện tượng tâm lý, vật lý này làm điều kiện cho các hiện tượng tâm lý, vật lý khác sanh khởi. 

Như vậy, rõ ràng Paṭicca Samuppāda chính là nguyên nhân còn Paṭicca Samupanna là kết quả. Paṭicca Samuppāda là danh từ có nhiều cách giải thích. Nhưng trong trường hợp này, ta chỉ nên biết Paṭicca Samuppāda dùng để nói về những thứ làm điều kiện cho các thứ khác sanh khởi. Đây cũng là Mười Hai Nhân Duyên.

mười hai nhân duyên

Công thức của Mười Hai Nhân Duyên

Công thức của Pháp Duyên Sinh bao gồm 11 câu về tương quan của 12 nhân duyên và một câu kết luận. Ở 11 câu đầu đều xuất hiện thuật ngữ paccayā, do vậy bạn đọc cần hiểu rõ hơn ý nghĩa của nó. Paccayā là điều kiện nguyên nhân và điều kiện hỗ trợ. Hai loại điều kiện này thực chất không giống nhau. 

Chính vì vậy, khi “một cái gì đó tạo nên hay là nguyên nhân của một thứ gì khác” có thể chỉ là điều kiện hỗ trợ. Trong trường hợp khác paccayā còn có nghĩa là nguyên nhân làm sanh khởi cái khác. Vì vậy, trong công thức, cụm “làm điều kiện” cần được hiểu là điều kiện nguyên nhân hoặc điều kiện hỗ trợ tuỳ vào từng trường hợp. 

Trước khi tìm hiểu rõ hơn về công thức Mười Hai Nhân Duyên, ta có thể đi theo suy nghĩ của Đức Phật khi vẫn còn là Bồ Tát. Trong chúng ta, không ai là muốn chết nhưng cái chết lẽ đương nhiên. Ngài đã suy nghiệm về nguyên nhân gây ra sự già và cái chết cũng như thấy rằng nguyên nhân của hai vấn đề trên là sinh. Lấy điểm đầu là Chết, đi ngược lên Bồ Tát thấy rằng Sinh chính là nguyên nhân của Già và Chết.

mười hai nhân duyên

Vòng luân hồi theo các tương quan

Vậy, nguyên nhân của Sinh là gì? Ta không thể lý giải được vì sao con người sinh ra lại có cuộc sống, tính cách khác nhau, kể cả anh em trong cùng một gia đình. Hay giả như có Đấng sáng tạo vũ trụ thì tại sao Ngài lại tạo ra người thì ngu ngốc, người thì thông minh. Do không lý giải được những thắc mắc trên nên ta có thể dựa vào tiền kiếp. Những gì ta làm trong kiếp trước đã khiến ta trở thành chúng ta trong kiếp này. Và những gì tốt hoặc xấu mà ta đã làm trong kiếp trước, giúp ta tái sinh ở hiện tại được gọi là Nghiệp (hay kamma). Nghiệp trong Mười Hai Nhân Duyên được xuất hiện dưới hai cách gọi khác là Hành hay Hành Nghiệp (ankharakamma) và Hữu hay Hữu Nghiệp (kammabhava).

Vậy, điều kiện hay nguyên nhân của Nghiệp là gì? Ta tạo nghiệp do muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Những ao ước mãnh liệt này được gọi là Thủ (upādāna). Chính vì vậy, nguyên nhân của Nghiệp là Thủ. Ngoài ra, Tà Kiến (miccha ditthi) cũng là một điều kiện/ nguyên nhân khác của Nghiệp. Tà Kiến là những quan kiến sai, khiến ta bám vào đó và trở nên bất thiện. Nói tóm lại, Tà Kiến và Thủ chính là nguyên nhân của Nghiệp khiến ta tái sinh.

Ái (tanhā) là điều kiện cho Thủ (upādāna). Những sở thích, ham muốn sơ khởi chính là Ái, sau thời gian sẽ trở thành ham muốn là Thủ. So với Thủ thì Ái là ham muốn ở mức độ nhẹ. Khi Ái mạnh dần thì sẽ thành Thủ. 

Vậy, tại sao ta ưa thích người hay vật? Cảm giác ấy được bắt nguồn từ Lạc Thọ (sukkha vedanā). Lạc Thọ được hiểu là điều kiện dẫn đến sự yêu thích là Ái. Nếu không có Lạc Thọ, thì ta không yêu thích và chuyển nó thành Ái. 

Bên cạnh đó, cũng có Khổ Thọ (dukkha vedanā). Khi dính phải Khổ Thọ , ta sẽ ước muốn Lạc Thọ. Do vậy có thể nói Khổ Thọ là nguyên nhân gián tiếp của Ái. Khổ Thọ Trung Tính (upekkha vedanā) là cảm giác không khổ và không lạc cũng được xem như là Lạc Thọ vì nó là sự an lạc. 

Bắt nguồn của Thọ chính là Xúc (phassa). Xúc là sự tiếp xúc giữa nội căn và đối tượng. Xúc là trạng thái của tâm chứ không là sự tiếp xúc về vật chất. Nếu không có Xúc thì Thọ sẽ không được sanh khởi. 

Điều kiện khiến cho Xúc sanh khởi chính là Lục Nhập (salāyatana). Lục Nhập còn được hiểu là sáu trần hay sáu căn. Sáu căn là các căn mắt, mũi, tai, lưỡi, thân và ý. Sáu trần là âm thanh, mùi hương, hình sắc, vị nếm, đụng chạm và các đối tượng tổng quan. Không có mắt hoặc không có tai thì sẽ không có Xúc. Các trần cũng có thể ở ngay trong chúng sanh. Do sự tiếp xúc của Lục Nhập mà có Xúc. 

Danh (nāma) và Sắc (rūpa) chính là nguyên nhân khiến Lục Nhập bắt đầu. Trong sáu căn, ta có Ý Căn thuộc Danh và các căn khác thuộc Sắc. Nếu Danh và Sắc không tồn tại thì sẽ không có sáu trần và sáu căn. Đi sâu hơn nữa, Thức đã làm cho Sắc và Danh sanh khởi. Thức hay Dị Thục Tâm hay Tâm Kết Quả là những gì ta đã tạo ra hoặc kết quả của Nghiệp ở quá khứ. 

Tiếp tục theo suy nghĩ mà Bồ Tát đã dừng lại, ta hiểu rằng Hành Nghiệp là nguyên nhân của Thức Tái Sanh. Hành Nghiệp là các hoạt động bất thiện và thiện ta tạo ra ở tiền kiếp. Do tạo Hành Nghiệp mà kiếp này được tái sinh. Chính vì vậy, Hành Nghiệp là nguyên nhân của Thức Tái Sanh. 

Vậy, Hành Nghiệp được xuất hiện do nguyên nhân nào? Theo các công thức trên, ta tạo nghiệp vì bị Vô Minh (avijjā). Vô Minh là không biết được rõ thực tại, không hiểu được Pháp Duyên Sinh,… Do Vô Minh che mờ nên ta đôi lúc sẽ làm điều thiện và đôi khi ngược lại. Chính do đó, chỉ tới khi đã giác ngộ, những gì ta làm đều chịu tác động bởi Vô Minh. 

Tổng hợp lại, các yếu tố được liên hệ với nhau trên cùng một vòng tròn gồm 12 bánh xe gắn với nhau và được gọi là Vòng Luân Hồi (samsara). Kết luận của toàn bộ Mười Hai Nhân Duyên chính là: Đây toàn bộ là một khối khổ đau.

mười hai nhân duyên

Vòng luân hồi chính là khối khổ đau

Bánh xe luân hồi được chia làm 5 nhân quá khứ, 5 quả hiện tại, 5 nhân hiện tại và 5 quả tương lai, cụ thể:

  • 5 nhân quá khứ: Vô Minh, Ái, Thủ, Hành, Hữu.
  • 5 quả hiện tại: Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ.
  • 5 nhân hiện tại: Ái, Thủ, Vô Minh, Hữu, Hành
  • 5 quả tương lai: Sinh, Lão, Tử hay là Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc,  Thọ.

Bên cạnh đó, ta cũng phải kể đến 3 vòng chính là: 

  • Vòng Ô Nhiễm (kilesa vatta).
  • Vòng Nghiệp (kamma vatta).
  • Vòng Quả (kamma vatta).

Ba Vòng trên thể hiện cho ba sự kết nối là: 

  • Sự kết nối giữa Hành với Thức, tương quan giữa nhân quá khứ với quả hiện tại.
  • Sự kết nối giữa Thọ với Ái, tương quan giữa nhân hiện tại với quả hiện tại.
  • Sự kết nối giữa Hữu với Sinh, tương quan giữa nhân hiện tại với quả tương lai.

Vậy, khi đã ở bánh xe luân hồi, có phải ta sẽ lăn mãi trong kiếp sinh tử? Hay có lối thoát nào ra khỏi vòng luân hồi hay không? Hoàn toàn có thể! Tại kết nối giữa Cảm Thọ và Ái, ta có thể cắt đứt liên kết trên. Lý do bởi dù có Cảm Thọ nhưng ta vẫn có thể tránh được sự ưa thích (hay Ái). Lạc Thọ có thể sẽ sanh khởi nhưng ta cũng có thể không khao khát đối tượng hay vật chất.

mười hai nhân duyên

Chánh Niệm có thể giúp con người tránh xa Ái

Vậy, làm thế nào để tránh Ái? Câu trả lời là bằng Chánh Niệm. Chỉ có cách thực tập Thiền Minh Sát Niệm Xứ mới có thể phá vỡ được bánh xe luân hồi nhờ việc cản cảm thọ. Áp vào các nối kết, ta thấy rằng ta có thể phá vỡ Pháp Duyên Sinh tại chính nối kết thứ hai, tức chấm dứt khổ đau cũng tại thời điểm này. 

4. Mười hai nhân duyên – Tương quan thứ nhất

Dưới đây, ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về tương quan thứ nhất trong Pháp Duyên Sinh.

mười hai nhân duyên

Tương quan thứ nhất – Vô Minh duyên Hành

Để hiểu về tương quan thứ nhất, ta cần làm rõ các thuật ngữ.

  • Vô Minh (avijjā): Là hiểu không đúng (hay không có Chánh Kiến) hoặc hiểu sai (hay Tà Kiến). Nói tóm lại, Vô Minh có nghĩa là không có hiểu biết. 
  • Duyên (paccayā) có thể là điều kiện hỗ trợ hoặc nguyên nhân cho sanh khởi. 
  • Hành (sankhāra): Hành có nhiều ý nghĩa tùy theo nội dung sử dụng. Hành có thể được hiểu theo hướng chủ động là làm nên, theo hướng bị động có nghĩa là được làm nên. Có tới 6 loại Hành Nghiệp và được chia đều thành hai nhóm. 

Nhóm Hành thứ nhất bao gồm: thiện hành nghiệp, bất thiện hành nghiệp, hành nghiệp không lay chuyển. Trong đó:

  • Thiện hành nghiệp: là tác động làm việc thiện của tâm ý. 
  • Bất thiện hành nghiệp: tác động làm việc bất thiện của tâm ý.
  • Hành nghiệp không lay chuyển: tâm ý không thể tác động. 

Nhóm Hành thứ hai bao gồm: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong đó:

  • Thân nghiệp: nghiệp thể hiện qua thân.
  • Khẩu nghiệp: nghiệp thể hiện qua lời nói.
  • Ý nghiệp: nghiệp thể hiện qua ý.

Nói tóm lại, ý nghĩa của tương quan thứ nhất (Vô Minh duyên Hành) chính là: Bởi Vô Minh nên chúng ta làm những điều thiện và bất thiện. Điều này nghĩa là bất cứ hành động nào của ta, bao gồm thiện và bất thiện đều được Vô Minh làm điều kiện. 

Vậy, làm sao để biết Hành sanh khởi có Vô Minh? Đáp án là ta biết Vô Minh làm điều kiện để Hành sanh khởi khi có Vô Minh thì Hành mới sanh khởi và ngược lại. Điều này cũng giống như ví dụ khi ta biết bóng do ánh sáng tạo ra. Chỉ có ánh sáng thì mới có bóng. Nếu không có ánh sáng tức là không có bóng. Vì thế mà ta có kết luận bóng từ ánh sáng mà thành. 

Vì Vô Minh nên chúng sinh không thể thấy được hay hiểu rõ về Khổ Đế. Từ đó, ta không hiểu tất cả những thứ trên cõi đời này nên nghĩ cuộc đời là sự hạnh phúc, là thú vui, từ đó tạo hành nghiệp bất thiện và nghiệp thiện.

mười hai nhân duyên

Người Vô Minh như kẻ lạc lối

Vì Vô Minh nên ta không thể biết Ái chính là nguyên nhân của khổ (hay Tập Đế). Ta cũng không thể hiểu ái dục là nguyên nhân của sự khổ mà lầm tưởng đó là suối nguồn của hạnh phúc. 

Ta cũng không hiểu về Diệt Đế tức sự chấm dứt của khổ đau vĩnh viễn nên ta nghĩ rằng tồn tại một cảnh giới nào đó mà không còn đau khổ. Chúng sinh cũng tưởng đây là cảnh giới cao nhất nên nghĩ đó là thiên đàng mà hay thiền tập để được sanh về đây. 

Cũng vì Vô Minh mà chúng sanh không biết về Đạo Đế. Đạo đế là con đường đưa đến diệt khổ tạo ra Hành Nghiệp. Con người đã giết vật để tế thần hay hành hạ thân xác để chấm dứt đau khổ,… dựa vào căn cứ này mà hành động bất thiện. 

Như vậy, những gì mà ta làm dù là thiện hay không thiện thì Vô Minh đều làm điều kiện, kể cả thiền tập. Trừ Phật Toàn Giác, A La Hán, Phật Độc Giác thì chúng sanh đều ít nhiều có Vô Minh.

mười hai nhân duyên

Tất cả chúng ta ít nhiều đều có Vô Minh

Vậy, Vô Minh có phải là điều kiện hay nguyên nhân duy nhất gây ra Hành Nghiệp không? Theo Giáp Pháp thì Vô Minh không là nguyên nhân duy nhất khiến Hành Nghiệp bắt đầu. Để thứ gì đó sanh khởi thì ta cần nhiều nguyên nhân cũng như điều kiện hỗ trợ, và kết quả tạo ra cũng không phải duy nhất. Ví dụ như ta gieo mầm thì thu lại kết quả là lá, nụ, hoa,… Theo Đức Phật thì trong 4 trường hợp dưới đây, chỉ có trường hợp cuối cùng là đúng:

  • Trường hợp 1: Một nhân tạo ra một quả.
  • Trường hợp 2: Một nhân tạo ra nhiều quả.
  • Trường hợp 3: Nhiều nhân tạo ra một quả.
  • Trường hợp 4: Nhiều nhân tạo ra nhiều quả. 

Mặc dù không phải là nguyên nhân duy nhất làm Hành Nghiệp sanh khởi nhưng Đức Phật chỉ nói về Vô Minh. Vì Ngài muốn nhấn mạnh Vô Minh là nguyên nhân, điều kiện căn bản,  đặc thù. 

5. Mười hai nhân duyên – Tương quan thứ hai

Tương quan thứ hai trong Mười Hai Nhân Duyên là:

mười hai nhân duyên

Tương quan thứ hai trong Mười Hai Nhân Duyên

Một số thuật ngữ mà bạn cần biết trước khi tìm hiểu sâu hơn về tương quan thứ hai là: 

  • Hành: là ý muốn làm, hay trạng thái của tâm sở với thiện tâm hoặc bất thiện tâm. Tâm sở này là nghiệp nên ta còn gọi là Hành Nghiệp. Hành Nghiệp được bao gồm từ nghiệp thiện, hành nghiệp bất thiện và hành nghiệp không lay chuyển mà chúng tôi đã giải thích ở trên.  
  • Thức: Thức đồng nghĩa với tâm vương. Thuật ngữ này có nghĩa là nhận biết về sự có mặt của một đối tượng. Tâm vương có một nhưng trạng thái của nó thì có nhiều làm cho xuất hiện các loại tâm vương khác nhau. Có tổng cộng 89 tâm vương và chia làm 4 loại là Thiện Tâm, Bất Thiện Tâm, Dị Thục Tâm và Duy Tác Tâm. Trong 4 loại, Dị Thục Tâm (hay Tâm Kết Quả) là Thức.

Một câu hỏi được nhiều người thắc mắc là có phải chỉ có một số Tâm Kết Quả nằm trong Thức không? Tâm Kết Quả bao gồm tâm kết quả năng động và tâm kết quả thụ động. Lý giải rõ hơn, ta có thể chia đời sống làm hai phần:

  • Phần 1: Thụ thai. Ngay từ lúc thụ thai, tâm kết quả thụ động đã được sanh khởi và được gọi là Thức Tái Sanh. 
  • Phần 2: Phần còn lại của một kiếp người. Tâm kết quả năng động chỉ sanh khởi trong toàn bộ thời gian còn lại của một kiếp người. 

Do là kết quả của Hành Nghiệp nên Thức bao gồm cả Thức Tái Sanh và các tâm kết quả các trong một đời người. Chính vì vậy mà cả 32 loại tâm kết quả sẽ được bao gồm và Thức chứ không phải một loại Thức Tái Sanh. 

Trong tương quan giữa Hành Nghiệp với Thức thì Hành Nghiệp thuộc một kiếp và Thức sẽ thuộc về kiếp tiếp theo. Do vậy, sự tương quan này rất khó hiểu. Cách quan trọng là làm thế nào để hiểu rõ hai yếu tố này và cách liên hệ của chúng cũng như cách hành nghiệp tạo ra sự sanh khởi của Thức tại kiếp sau đó. Điều quan trọng ở đây là ta cần tìm hiểu cái chết xảy ra như thế nào ở một kiếp và cách thức tái sinh ở kiếp tiếp theo. 

Ví dụ về kiếp trước và kiếp này sẽ giúp bạn hiểu hơn vấn đề trên. Kiếp vừa mới qua chính là Tử Thức. Tử Thức là sự chập tâm sau cùng của con người, hay còn gọi là cái chết. Khi ai đó chết, Tử Thức sanh khởi. Có 5 chập tâm quan trọng. Ngoài Tử Thức và 5 chập tâm này cũng còn xuất hiện những chập tâm khác. Khi hấp hối, cơ thể và tâm của một người yếu nên không thể thấy được sự việc rõ ràng. Và khi cái chết sắp đến, thì một trong ba hiện tượng sau sẽ xảy ra:

  • Hiện tượng 1: Nghiệp. Nghiệp là những việc thiện, ác đã làm.
  • Hiện tượng 2: Nghiệp Tướng. Nghiệp Tướng là phương tiện đã sử dụng để tạo nghiệp.
  • Hiện tượng 3: Nghiệp Cảnh. Nghiệp Cảnh là cảnh giới của kiếp tiếp theo. 

Ví dụ: nếu như được tái sanh làm người, thì sẽ thấy được bụng mẹ. Nếu tái sanh vào cõi trờ thì sẽ thấy cung điện, các chư thiên. Nếu tái sanh vào địa ngục thì sẽ thấy sự tra tấn, đòn roi và lửa. 

Dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc một số câu hỏi khác đã được Thiền Sư giải đáp:

1. Nghiệp nào là đối tượng để Thức Tái Sanh? 

Từ Chú Giải thì Hành Nghiệp trong quá khứ hay thường nghiệp chính là nguyên nhân dẫn đến sự tái sanh.

2. Có phải chết chính là nguyên nhân tạo ra sự tái sanh không? 

Nhiều người nhầm tưởng cái chết là nguyên nhân của tái sanh. Những yếu tố quyết định đến sự tái sanh không là cái chết ngay trước đó nhưng là nghiệp mà con người tạo ra. Cái chết chỉ đóng vai trò như điều kiện để tái sanh. Chính hành nghiệp trong quá khứ mới là nguyên nhân của thức tái sanh.

mười hai nhân duyên

Cái chết không phải nguyên nhân duy nhất tạo ra sự tái sanh

3. Hành là nhân của Thức khi Hành hiện hữu hay khi không hiện hữu? 

Thức được sanh khởi vì hành đã được thực hiện chứ không vì vấn đề hiện hữu hay không hiện hữu. Chẳng hạn khi bạn cam kết trả tiền cho ai đó, thì sự trả tiền này sẽ được thực hiện chứ không phải vì lúc đó nó đang hiện hữu hay không. Sau khi trả xong thì bạn sẽ hết nợ nên không còn phải trả thêm gì. Tương tự, khi quả sanh khởi, nếu nghiệp đã hết tiềm năng thì không thể ra thêm quả khác.

4. Chúng ta có nên thực hiện thiện hành nghiệp không? 

Có nhiều người không muốn thiền tập hoặc bố thí vì nghĩ rằng khi làm như vậy thì cũng chỉ kéo dài vòng luân hồi. Lập luận này hoàn toàn sai lầm vì chỉ trừ những vị đã đắc đạo thì con người ngoài lúc ngủ ra thì lúc nào cũng tạo hành nghiệp. Cho nên, nếu ta không nỗ lực làm điều tốt và tạo phước thì rất dễ làm ra những việc bất thiện.

mười hai nhân duyên

Hành thiện sẽ giúp giải thoát sự khổ đau cho con người

5. Vì sao lại có sự khác biệt giữa mọi người trên thế gian khi có người chết yểu, người sống lâu hay kẻ giàu người nghèo?

Sự khác biệt giữa con người với nhau không đến từ sự di truyền hoặc môi trường vì vẫn có sự khác nhau giữa anh chị em được sinh và nuôi dưỡng trong cùng một môi trường. Có thể sự khác biệt này có nguyên nhân vượt ra ngoài kiếp sống ở thời điểm hiện tại. Ở đây, ta có thể nghĩ sự khác biệt do nghiệp mà tạo ra.

6. Làm thế nào để chấp nhận Tái Sanh?

Trước hết, ta phải có lòng tin ở lời dạy của Đức Phật. Ta có cha mẹ là phật tử cùng nhiều phật tử khác cùng tin vào tái sanh nên ta cũng có lòng tin. Hơn nữa, đã có rất nhiều trường hợp tái sanh hoặc nhớ rõ về kiếp trước ở Phương Đông và Phương Tây. Đây là những câu chuyện thực tế mà ta không thể áp đặt nguyên nhân do ảo tưởng hay sự ngẫu nhiên lên được.

mười hai nhân duyên

Đã có rất nhiều trường hợp chứng minh cho sự tái sanh

Nếu có nghiệp lực thì sẽ có hoạt động của tâm. Chính vì vậy, hoạt động của tâm vẫn còn xảy ra kể cả sau khi chết. Nó sẽ không bị chấm dứt vào cuối cùng trong một kiếp nào đó trong khi vẫn tồn tại dòng nghiệp lực. Đây chính là tái sanh. Với cách giải thích này, ta đã chấp nhận lời dạy của Phật.

Tuy nhiên, khi đã chấp nhận về diễn trình của cái chết và sự tái sanh, ta cần tránh rơi vào một số tà kiến:

  • Tà kiến 1: Thuyết Chuyển Sinh Linh Hồn hay còn được gọi là Thường Kiến (sassata ditthi). Tà kiến này ý chỉ khi một người qua đời thì chỉ có thân xác chết, còn linh hồn vẫn sống. Linh hồn sẽ đi từ thân xác cũ sang một thân xác mới. Linh hồn lúc này là một bản thể trường cửu, chỉ chuyển sinh qua các kiếp thông qua các thân xác khác nhau. Đây là một niềm tin sai lầm với sự tái sanh ở trên. 
  • Tà kiến thứ 2: Đoạn Kiến (uccheda ditthi). Thuyết Đoạn Kiến nói rằng cái chết sẽ huỷ hoại trạng thái của tâm và thân xác. Chính vì vậy, những gì ở kiếp hiện tại sẽ bị chấm dứt vĩnh viễn. Kiếp tiếp theo hoàn toàn mới và không liên hệ với kiếp vừa qua. Đây là tà kiến hư vô khi cho rằng không có sự trôi lăn hay tái sanh. 
  • Tà kiến thứ 3: Thuyết Vô Nhân (ahetuka ditthi). Thuyết Vô Nhân nói rằng sự sống hình thành nhờ vào sự kết hợp vô cùng ngẫu nhiên liên tục của danh sắc mà không bất nguồn từ bất kỳ nguyên nhân nào. 
  • Tà kiến thứ 4: Thuyết Sáng Tạo hay còn gọi là Thuyết Tà Nhân (issarahimmaha hetuka ditthi). Thuyết Tà Nhân cho rằng nguyên nhân gây ra một kiếp sống mới là Đại Ngã hay Thượng Đế.

mười hai nhân duyên

Cần tránh xa các tà kiến khi tiếp nhận sự tái sanh

Con người có thể sẽ bị rơi vào một trong bốn tà kiến trên đây nếu như không hiểu biết đúng về cái chết và sự tái sanh, đặc biệt là Thuyết Chuyển Sinh Linh Hồn. Lý do bởi thuyết này cũng có sự tương tự về tái sinh giữa các kiếp nhưng cốt lõi thì không giống với Đức Phật đã giảng. 

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Mười Hai Nhân Duyên cũng như một số tương quan đầu tiên. Để thấu hiểu nỗi đau và tìm được sự an lành và hạnh phúc đích thực, bạn có thể tham khảo ngay khoá học Chuyển hoá tâm thức của Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh ngay hôm nay nhé!

XEM THÊM:

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH

Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM

Hotline: (+84) 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

You may also like

Để lại một bình luận