Trang chủ Tin tức Tổng quan về kinh diệu đế qua lời giảng của các Thiền sư

Tổng quan về kinh diệu đế qua lời giảng của các Thiền sư

bởi chuyenhoatamthuc
Cập nhật ngày: 10 Tháng Một, 2023 356 lượt xem

Sau khi thành đạo, Đức phật Thích Ca Mâu ni đã đề cập đến kinh tứ diệu đế khi thực hiện bài thuyết pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển. Tứ diệu đế được cho là cái gốc cơ bản của Phật giáo. Vậy định nghĩa và nội dung của tứ diệu đế là gì? Mời các bạn cùng Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Tứ diệu đế là gì?

kinh tứ diệu đế

Kinh tứ diệu đế là bốn chân lý nhiệm màu của Phật giáo

Tứ diệu đế (bốn chân lý cao quý) là nền tảng tín ngưỡng của Phật giáo. Theo tư tưởng của Phật giáo, tin vào những điều này không quan trọng bằng trải nghiệm chúng. Với niềm tin vào luân hồi và niết bàn, Tứ diệu đế định hình tư duy của mọi hình thức Phật giáo.

Diệu đế thứ nhất hay nguyên lý của dukkha tuyên bố sống là phải khổ đau. Tuy nhiên, thuật ngữ này có thể gây hiểu nhầm, bởi Phật giáo không cho rằng tất cả trải nghiệm đều khó chịu. Đây được coi là niềm tin cốt lõi của Phật giáo và tất cả các niềm tin khác đều dựa vào chân lý này.

Diệu đế thứ hai hay gọi là anicca hoặc tanha tuyên bố rằng không có gì là vĩnh cửu, bất biến. Đau khổ là do ham muốn những gì vô thường, nên mọi ham muốn đều dẫn đến đau khổ. Ngay cả với ham muốn tích cực cũng kéo dài vòng luân hồi và dukkha. 

Diệu đế thứ ba được cho rằng là cách duy nhất để giải thoát đau khổ đồng thời tái sinh là loại bỏ ham muốn với những thứ thuộc về vật chất. Trong thực tế, chân lý này kêu gọi loại trừ ham muốn, tốt, xấu và những thứ khác.

Diệu đế cuối cùng là tuân theo bát chánh đạo giúp con người loại bỏ ham muốn. Bát chánh đạo là chánh kiến, chánh định, chánh ngữ, hành vi đúng, nỗ lực đúng và thiền định đúng. 

Tham khảo thêm về bát chánh đạo con đường hạnh phúc để hiểu rõ lợi ích của 8 con đường bát chánh đạo và cách ứng dụng vào cuộc sống hiện nay.

4 nội dung của kinh tứ diệu đế 

Khổ đế

Chân lý của kinh tứ diệu đế đầu tiên là khổ đế (dukkha). Dukkha được dịch ra là đau khổ hoặc phiền não. Tuy nhiên, để nắm rõ một cách chính xác và trọn vẹn, ta có thể hiểu như sau: 

  • Những biến đổi về sinh vật lý của cơ thể như: đau nhức, suy nhược, già yếu, tử vong.
  • Những biến đổi, thay đổi trạng thái tâm lý như: yêu, ghét, uất ức, tuyệt vọng, chán nản….
  • Theo triết học, những gì khó chịu đựng, kham nhẫn, ảo ảnh, khó nắm biết là dukkha.

Đức Phật đã tóm tắt về khổ đế như sau:

“Sanh là sự hội họp của ngũ uẩn, là dukkha. Lão là suy nhược, già yếu, là dukkha. Bệnh hoạn, đau ốm là dukkha. Tử là sự tan rã của ngũ uẩn, là dukkha. Uất ức, bực tức là dukkha. Thương mà phải lìa xa là dukkha. Ghét mà phải cùng ở là dukkha. Muốn mà không toại lòng, là dukkha. Nói tóm lại, thủ ngũ uẩn là dukkha”.

Từ đó, ta rút ra 8 loại dukkha sau: sanh, lão, bệnh, tự, ái biệt ly, oán tăng hội. 

Tập đế

kinh tứ diệu đế

Là trạng thái khổ đau bắt nguồn từ vô minh và ái dục

Những cái như khổ sanh, hoạt khổ, khổ khổ đều có nguyên nhân bắt nguồn là vô minh và ái dục. Vô minh và ái dục là tập đế.

  • Vô minh: là trạng thái si mê, không sáng suốt, tự giác. Tuy nhiên, đó là định nghĩa về quả chứ không phải về nhân. Nếu vô minh có quả là tính chất, nhân chính là hành tướng. 
  • Ái dục: là tham, sân, si hay hữu ái, phi hữu ái, dục ái. Đây được cho là những ham muốn sai lầm, không đúng với quy luật của sự sống. Do chưa đủ sáng suốt, chúng ta không thấy rõ sự thật nên đã tạo hành nghiệp qua thân, khẩu, ý. 

Diệt đế 

Diệt đế là Niết bàn, sự thật về diệt khổ. Diệt đế diệt tất cả mọi sầu, bi, khổ não, dập tắt mọi ý tưởng thì ảo giác sẽ không còn. Tập đế là nhân, khổ đế là quả mà diệt nhân là quả sẽ mất. Tuy nhiên, ta không thể diệt quả được. Khi không còn ảo tưởng thì ảo giác sẽ không tồn tại, chứ ta không thể diệt ảo giác. 

Đạo đế

kinh tứ diệu đế

Con đường dẫn đến diệt khổ trong kinh tứ diệu đế

Đây là sự thật về con đường diệt khổ, tu tập theo bát chánh đạo. Tuy nhiên, nếu nói rộng ra là gồm 37 phẩm trợ đạo.

  • Ngũ căn gồm: tín, tấn, niệm, định, tuệ.
  • Ngũ lực gồm: tấn lực, niệm lực, định lực và tuệ lực.
  • Tứ chánh cần gồm: 4 tấn.
  • Tứ niệm xứ gồm: 4 niệm.
  • Tứ như ý túc gồm: dục, tấn,tâm và tuệ.
  • Thất giác chi gồm: niệm, trạch pháp, tấn, hỷ, an, định và xả.
  • Bát chánh đạo gồm: kiến, tư duy, ngữ, nghiệp, mạng, tấn, niệm và định.

Kinh diệu đế qua lời giảng của các Thiền sư

Tứ diệu đế Thích Nhất Hạnh

kinh tứ diệu đế

Chia sẻ về “bốn sự thật màu nhiệm” qua góc nhìn mới mẻ của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tại buổi pháp thoại vào ngày 21/5/2008, thầy Thích Nhất Hạnh đã chia sẻ với chư vị Phật tử về lời Phật dạy trong kinh tứ diệu đế. Qua đây, sư ông cũng đưa ra những suy nghĩ khác của mình về nội dung của giáo lý này qua chia sẻ “bốn sự thật mầu nhiệm”.

Theo quan điểm của thiền sư Thích Nhất Hạnh, “đời là khổ” nên được hiểu theo nghĩa là “khổ đau đang có mặt và hạnh phúc cũng đang có mặt”. 

Ngoài ra, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra góc nhìn sâu sắc của mình về bát chánh đạo. Các bạn có thể đọc thêm bát chánh đạo qua lời giảng của thiền sư để hiểu rõ hơn về khởi nguồn và công năng của việc tu tập. 

Tứ diệu đế Thích Thông Lạc

Là tổng hợp những bài giảng của trưởng lão Thích Thông Lạc về chân lý của đạo Phật, tứ diệu đế và chương trình giáo dục của đạo Phật đều được đề cập trong cuốn “Phật giáo có đường lối riêng”.

Tứ diệu đế Thích Nhất Từ

kinh tứ diệu đế

Những chia sẻ sâu sắc của thầy Thích Nhất Từ trong buổi giảng đạo

Vào ngày 29/6/2014, thầy Thích Nhất Từ đã có buổi chia sẻ về kinh tứ diệu đế với chủ đề “Tứ diệu đế: Pháp môn duy nhất của Đức Phật”. Tại buổi giảng đạo, thầy đã đưa ra những nội dung chi tiết kết hợp với ví dụ trực quan xoay quanh chủ đề này.

Tứ diệu đế Thích Chân Quang

Trong bài giảng Thượng tọa Thích Chân Quang, thầy đã truyền tải về tứ diệu đế một cách chi tiết và sâu sắc đến chư vị phật tử.

Kết luận

Bài viết này đã chia sẻ đầy đủ thông tin về kinh tứ diệu đế và cách giảng dạy của các Thiền sư. Tuy nhiên, để hiểu rõ ràng những triết lý này trong thời gian ngắn quả thật không hề dễ dàng. Vì vậy, mời bạn tham khảo khóa học chuyển hóa tâm thức của Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam. Khóa học giúp các bạn thấu hiểu ý nghĩa cuộc sống đồng thời giải tỏa lo lắng, áp lực và muộn phiền.

XEM THÊM

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH

Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM

Hotline: (+84) 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

You may also like

Để lại một bình luận