Khóa học chuyển hóa tâm thức sẽ giúp học viên thấu hiểu được ý nghĩa của cuộc sống hiểu bản thể của bản thân mình từ đó xác lập mục tiêu và thói quen. Đồng thời, biết cách chuyển hóa đời sống bản thân để tìm nguồn về Hạnh phúc đích thực. Cùng Học Viện CEO – CGV Hồ Chí Minh tìm hiểu chi tiết về khóa học nhé!
Có phải bạn đang gặp phải vấn đề
Khóa học chuyển hóa tâm thức sẽ giúp bạn giải quyết được rất nhiều vấn đề gặp phải trong cuộc sống
Làm sao để bớt khổ? Làm sao để sống an lạc? Làm sao để có cuộc sống an yên và hạnh phúc nhất?. Đây là những câu hỏi không của riêng ai, mà hầu hết đều đang rất quan tâm để có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Và, chìa khóa cho hạnh phúc nằm trong sức mạnh của tâm thức, sự tĩnh lặng nội tại, và một phẩm chất như tính kiên định. Chúng ta có thể tiếp cận điều này bằng việc khai phá tiềm thức, phát triển sự tế nhị và từ ái, đáp ứng với tính bản nhiên thậm thâm của mỗi con người.
Chỉ khi nào, bạn hiểu rõ ràng và phá trừ được hai nguyên nhân chính gây ra khổ đau, chúng ta sẽ tìm được sự an lạc, hạnh phúc thực sự trong cuộc sống này. Vậy, hãy đăng ký ngay khóa học Chuyển hóa tâm thức nếu bạn đang gặp một trong các vấn đề sau:
- Bạn đang cố bám sát một cách cứng nhắc vào một kế hoạch, để rồi đau khổ khi điều đó không diễn ra theo cách mà mình muốn.
- Bạn quá khắt khe với bản thân mình chỉ tập trung nhiều vào những khiếm khuyết lẫn thiếu sót mà vô tình quên mất những gì mình làm được.
- Bạn hay nản lòng, bạn sợ thất bại nên luôn chọn những con đường ít gập ghềnh và dễ đi nhất
- Bạn hay so sánh mình với người khác, vô tình đã tạo nên “bức tường” mà bạn khó có thể nào vượt qua.
- Bạn “đóng chai” cảm xúc trong thời gian dài để rồi không cho mình có cơ hội để chữa lành những cảm xúc bất ổn đó.
- Bạn suy nghĩ một cách tiêu cực, để rồi “bóp méo” cảm xúc lâu ngày bạn dần trở nên khép kín, lầm lì và không cho phép bản thân hạnh phúc.
- Bạn lúc nào cũng than phiền với những điều nhỏ nhặt nhất, khiến cuộc đời bạn dần trở nên tăm tối và tiêu cực hơn.
- Bạn luôn sống trong nỗi buồn của chính mình và không biết vứt bỏ chúng sang một bên để hướng đến những điều tốt đẹp hơn.
Với những điều bạn đang gặp phải, tất cả sẽ được giải quyết khi bạn tham gia khóa học chuyển hóa tâm thức cùng Thầy Ngô Minh Tuấn tại Học viện CEO Việt Nam.
Khoá học phù hợp với đối tượng nào?
Khóa học chuyển hóa tâm thức phù hợp những ai đang muốn tìm lại chính mình và khiến bản thân trở nên hạnh phúc hơn
Ngày càng nhiều người lạc lõng giữa cuộc sống này. Họ không cho phép mình được hạnh phúc bởi những điều rất nhỏ nhặt xung quanh mà họ không thể nào buông xuống được. Vậy, Khóa học chuyển hóa tâm thức sẽ rất phù hợp và cần thiết giúp bạn luyện tâm thức cho các đối tượng sau:
- Những ai đang bị bấn loạn trong cuộc sống với quá nhiều muộn phiền, lo lắng và đau khổ.
- Những ai đang có khát vọng đi tìm chân lý của cuộc sống
- Những ai đang gặp áp lực do hoàn cảnh
- Những ai đang khát khao tìm lại chính mình
- Bạn đang muốn “thanh lọc” tâm hồn để bản thân trở nên an yên và vui vẻ hơn mỗi ngày
- Những ai đang muốn sống cuộc sống có ý nghĩa và không muốn lãng phí thời gian khi được sống
Mục tiêu khóa học
Các mục tiêu của khóa học khi học viên tham gia
Để mang lại những giá trị và giúp các học viên có cuộc sống an yên, hạnh phúc. Học viện CEO Việt Nam đã thiết kế khóa học chuyển hóa tâm thức với các mục tiêu sau:
- Học viên khi tham gia khóa học sẽ được khai mở tâm thức, thấu hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Từ đó giúp học viên có cuộc đời an yên và hạnh phúc nhất.
- Từ khoá học, học viên sẽ có thể thấu hiểu bản thể của bản thân mình. Qua đó xác lập được mục tiêu và thói quen để làm chủ được cuộc sống của chính bản thân mình.
- Và, cũng thông qua khóa học các học viên sẽ biết cách hành động để chuyển hóa đời sống bản thân tìm về cội nguồn của Hạnh phúc.
Phương pháp huấn luyện
Học viên sẽ được tham gia phương pháp huấn luyện hoàn toàn mới
Khi tham gia khóa học chuyển hóa tâm thức tại học viện CEO Việt Nam. Học viên sẽ được áp dụng những phương pháp huấn luyện mới nhất từ Thầy Ngô Minh Tuấn. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Lý thuyết
- Bạn sẽ được huấn luyện thông qua phần mềm online với 13 bài học tìm hiểu về tâm thức
Giai đoạn 2: Thực hành
- Sau khi học viên đã vượt qua giai đoạn 1 mới được tham gia giai đoạn 2. Tham gia huấn luyện tập trung tại địa điểm do ban tổ chức sắp xếp.
- Thời gian huấn luyện là 3 ngày 2 đêm
Giai đoạn 3: Giao lưu và chia sẻ
- Tham gia cộng đồng Doanh nhân CEO Việt Nam để giao lưu và chia sẻ nội bộ trên nhóm & Zoom về ĐẠO PHẬT VÀ CUỘC SỐNG
- Trao đổi và hỏi đáp trực tiếp với Thầy Ngô Minh Tuấn
Với 3 giai đoạn được phân rõ ràng sẽ giúp học viên nắm bắt sát nội dung để vận hành vào cuộc sống. Đặc biệt, trong suốt quá trình tham gia khóa học bạn sẽ được hỗ trợ nhiệt tình để có thể thu được nhiều điều hữu ích nhất.
Giảng viên khóa huấn luyện chuyển hoá tâm thức là ai?
Để mang lại cho Học Viên những kiến thức chuyên sâu, thiết thực nhất về khóa học chuyển hoá tâm thức sẽ do Ông Ngô Minh Tuấn đứng lớp.
- Vị trí hiện tại:
- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holding
- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CVG Building Store
- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Shark Group Global
- Chủ tịch Câu lạc bộ phát triển Doanh nhân Việt Nam – Asean (VN – ADA)
- Tác giả của các công cụ Khoán doanh nghiệp
- Bộ điều khiển trung tâm doanh nghiệp – CCSC
- Bộ điều khiển trung tâm của các phòng ban – CCSD
- Bộ điều khiển trung tâm đến từng nhân sự – CCSP
Ông còn đạt nhiều giải thưởng xuất sắc, đã giảng dạy và truyền động lực cho hơn 200.000 học viên. Ngoài ra, Học viện còn có các thành viên Ban huấn luyện với trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ truyền tải những kiến thức thiết thực, hữu ích nhất đến học viên.
Nội dung khóa huấn luyện
Chương trình huấn luyện Online
STT | TÊN CHUYÊN ĐỀ | NỘI DUNG CHI TIẾT | |
BÀI | TIÊU ĐỀ | ||
1 | Định vị bản thân | Bài 1 | Biểu đồ định vị và chuyển hoá con người PTP (Positioning and Transforming People – PTP) |
Bài 2 | Định nghĩa các khái niệm trên cột SINH MỆNH | ||
Bài 3 | Định nghĩa các khái niệm trên cột TRÍ TUỆ | ||
Bài 4 | Định nghĩa các khái niệm trên cột VẬT CHẤT | ||
Bài 5 | Định nghĩa các khái niệm trên cột CẢM XÚC | ||
Bài 6 | Định nghĩa các khái niệm trên cột NGHIỆP LỰC | ||
Bài 7 | Phương pháp vẽ đồ thị Bản mệnh NĂNG LỰC | ||
Bài 8 | Phương pháp vẽ đồ thị Bản mệnh NGHIỆP LỰC | ||
Bài 9 | Phương pháp vẽ đồ thị CỘNG NGHIỆP | ||
Bài 10 | Hướng dẫn sử dụng Bảng phân tích PTP | ||
2 | Tâm thức và tiềm thức | Bài 11 | Tiềm thức và tâm thức |
Bài 12 | Tâm thức và số phận | ||
Bài 13 | Đánh thức tiềm thức con người | ||
Bài 14 | Sơ đồ 7 thức | ||
3 | Ý nghĩa cuộc đời | Bài 15 | Ý nghĩa của một kiếp sống (Dành cho người đoạn kiếp) |
Bài 16 | Dòng sinh tử luân hồi | ||
Bài 17 | Ý nghĩa đời sống | ||
4 | Các phương pháp tu trong đời sống | Bài 18 | Sơ đồ chuyển hóa tâm thức |
Bài 19 | Phương pháp TU Tâm | ||
Bài 20 | Phương pháp TU Tuệ | ||
Bài 21 | Phương pháp TU Thân | ||
Bài 22 | Tổng kết chương trình | ||
BÀI THI TRẮC NGHIỆM CUỐI KHÓA |
Chương trình huấn luyện Offline
NGÀY | BUỔI | THỜI GIAN | NỘI DUNG TRẢI NGHIỆM |
Ngày 1 | Sáng | 8:00 – 9:00 | Check in và nhận đồng phục |
9:00 – 11:30 | Hỏi đáp phần lý thuyết | ||
Trưa | 11:30 – 12:30 | Ăn trưa và giao lưu nội bộ | |
12:30 – 14:00 | Nhận phòng & Nghỉ ngơi | ||
Chiều | 14:00 – 15:30 | Hướng dẫn, chia sẻ trải nghiệm Thiền và hỏi đáp | |
15:30 – 16:00 | Nghỉ giải lao | ||
16:00 – 17:00 | Hướng dẫn, chia sẻ trải nghiệm Thiền và hỏi đáp | ||
17:00 – 19:00 | Nghỉ ngơi | ||
Tối | 19:00 – 20:00 | Ăn tối | |
20:00 – 21:00 | Giao lưu nội bộ | ||
21:00 – 22:00 | Thực hành thiền: Quán sổ tức; Quán tâm tuỳ tức; Tứ niệm xứ; Quán thọ trên Thọ | ||
22:00 | Nghỉ ngơi | ||
Ngày 2 |
Sáng |
06:00 – 07:00 | Thực hành thiền: Quán sổ tức; Quán tâm tuỳ tức; Tứ niệm xứ; Quán thọ trên Thọ |
07:00 – 09:00 | Ăn sáng và giao lưu nội bộ | ||
09:00 – 10:00 | Hướng dẫn, chia sẻ trải nghiệm Thiền và giải đáp | ||
10:00 – 10:30 | Nghỉ giải lao | ||
10:30 – 11:30 | Hướng dẫn, chia sẻ trải nghiệm Thiền và giải đáp | ||
Trưa |
11:30 – 12:30 | Ăn trưa và giao lưu nội bộ | |
12:30 – 14:00 | Nghỉ ngơi | ||
Chiều |
14:00 – 15:30 | Hướng dẫn, chia sẻ trải nghiệm Thiền và giải đáp | |
15:30 – 16:00 | Nghỉ giải lao | ||
16:00 – 17:00 | Hướng dẫn, chia sẻ trải nghiệm Thiền và giải đáp | ||
17:00 – 19:00 | Nghỉ ngơi | ||
Tối | 19:00 – 20:00 | Ăn tối | |
20:00 – 21:00 | Giao lưu nội bộ | ||
21:00 – 22:00 | Thực hành thiền: Quán sổ tức; Quán tâm tuỳ tức; Tứ niệm xứ; Quán thọ trên Thọ | ||
22:00 | Nghỉ ngơi | ||
Ngày 3 |
Sáng |
06:00 – 07:00 | Thực hành thiền: Quán sổ tức; Quán tâm tuỳ tức; Tứ niệm xứ; Quán thọ trên Thọ |
07:00 – 09:00 | Ăn sáng và giao lưu nội bộ | ||
09:00 – 10:00 | Hướng dẫn, chia sẻ trải nghiệm về Thiền và hỏi đáp | ||
10:00 – 10:30 | Nghỉ giải lao | ||
10:30 – 11:00 | Hướng dẫn, chia sẻ trải nghiệm về Thiền và hỏi đáp | ||
11:00 – 11:30 | Bế mạc lớp học | ||
Trưa |
11:30 – 12:00 | Check out | |
12:00 | Ăn trưa |
Quyền lợi học viên tham gia khóa huấn luyện là gì?
Đặc quyền của học viên khi đăng ký tham gia khóa huấn luyện chuyển hóa tâm thức là được gia nhập hệ sinh thái CEO Việt Nam. Ngoài ra, học viên còn được hưởng các quyền lợi như:
- Nhận chính sách ưu đãi 10% khi đăng ký khoá học
- Được tham gia cộng đồng doanh nhân CVG
- Được đăng ký trải nghiệm các chuyến đào tạo tại nước ngoài
- Đủ điều kiện đăng ký chương trình học CEO Master
- Có cơ hội tham gia vào hệ sinh thái CEO Việt Nam
- Có cơ hội tham gia đầu tư cùng Shark Group
- Được nhận các chính sách ưu đãi khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ tại CVG
- Có cơ hội trở thành giảng viên tại trường huấn luyện doanh nhân CEO Việt Nam
- Có cơ hội ưu tiên cho tuyển dụng sinh viên tại trường
- Nhận chính sách ưu đãi khi cho con theo học tại hệ thống giáo dục CEO Việt nam High School
- Nhận chính sách ưu đãi khi cho con theo học tại trường mầm non Merry Star – CEO Kid
Một số câu hỏi thường gặp
Chuyển hóa tâm thức là gì? Vì sao cần chuyển hóa tâm thức?
Chuyển hóa tâm thức là gì? Vì sao cần chuyển hóa tâm thức?
Nói đến chuyển hóa tâm thức ta không thể bỏ qua nền văn học Phật giáo. Vấn đề chiếm gần như toàn bộ nền Phật học chính là vấn đề về tâm thức. Từ Tiểu thừa cho đến Đại thừa, tâm thức luôn được tìm cách miêu tả về cách thức tồn tại và vận hành của nó. Đối với những ai muốn tìm hiểu về nền Phật học thì sự kiện này đã đặt ra một vấn đề cực kỳ nan giải. Đơn giản là tâm thức là một cái gì đó rất trừu tượng và những cảm nhận của chúng ta về tâm thức đều là những kinh nghiệm tự chứng. Vì là kinh nghiệm tự chứng nên rất khó để những miêu tả hay trình bày về tâm thức trở thành những giá trị phổ quát tuyệt đối cho tất cả mọi người được.
Mỗi truyền thống Phật học đều có cho mình những lối trần thuật riêng về vấn đề tâm thức cũng chính vì lý do trên. Mỗi truyền thống Phật giáo này lại xem những trần thuật của mình là hoàn toàn dựa trên những lời Phật dạy, tuy nhiên để nói đây là bằng chứng cuối cho một cách trần thuật mang giá trị phổ quát thì vẫn chưa phải.
Quá trình tiến đến sự giải thoát và giác ngộ của đức Phật thật ra cũng là một kinh nghiệm tự chứng. Và khi kinh nghiệm tự chứng này được truyền đạt đến đại chúng bởi một con người đã đạt tới giác ngộ, giải thoát như đức Phật – một con người đã thành tựu mười loại năng lực thù thắng – thì lúc này ngôn ngữ văn tự chưa hẳn là cách biểu đạt duy nhất.
Hay một cách nói khác, kinh điển văn tự mô tả về kinh nghiệm giác ngộ tự chứng và lộ trình của tâm dẫn đến kinh nghiệm tự chứng đó nhưng chắc chắn rằng kinh điển văn tự không phải là tự thân kinh nghiệm giác ngộ đó. Cần có cả một quá trình dài phải vượt qua để có thể đạt tới bản thân kinh nghiệm tự chứng đó từ những hiểu biết đầu tiên của chúng ta về nó. Đó chính là lý do mà để chúng ta có thể đạt tới kinh nghiệm giác ngộ, giải thoát thì nhất định cần có quá trình chuyển đổi tâm thức.
Làm thế nào để cân bằng giữa công việc và cuộc sống?
Làm thế nào để cân bằng giữa công việc và cuộc sống?
1. Bố trí thời gian nghỉ giải lao hợp lý trong giờ làm
Bạn đừng bao giờ sợ bị đánh giá thấp về năng suất lao động của mình khi không làm việc suốt 8 tiếng liên tục. Có rất nhiều nhà nghiên cứu và quản lý các công ty hàng đầu đã từng đưa ra nhận xét rằng, các nhân viên dường như là sẽ yêu công việc và lao động hăng say hơn khi họ có thể sắp xếp thời gian làm việc một cách hợp lý. Những khoảng nghỉ ngơi dù là ngắn ngủi trong giờ làm việc chính là cách để nạp lại năng lượng.
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng công thức “làm việc 30 phút, nghỉ ngơi 5 phút” để giảm bớt stress cho não bộ. Hãy thử đứng dậy đi bộ, hít thở sâu, uống chút cà phê, nước hoa quả hoặc ăn chút đồ ăn vặt, và cho não bộ của bạn nghỉ ngơi chốc lát. Tinh thần làm việc khi được “refresh” chắc chắn sẽ trở nên minh mẫn hơn, não bộ cũng trở nên tinh nhuệ hơn và giải quyết công việc một cách hiệu quả hơn.
2. Bắt đầu làm việc đúng giờ và kết thúc làm việc đúng giờ
Nếu bạn đã cố gắng hết sức sắp xếp công việc nhưng vẫn không thể hoàn thành công việc trong giờ làm việc chính thức, đó là dấu hiệu cho thấy khối lượng công việc hiện tại của bạn đang quá tải so với khả năng của một người. Bạn cần báo cáo điều này với cấp trên của mình để tổ chức sắp xếp một nhân sự khác hỗ trợ bạn, hoặc là phải tuyển dụng thêm nhân viên mới.
Cho dù bạn có đến nơi làm sớm, về nhà muộn, hoặc thậm chí, mang công việc về nhà và tiếp tục làm đến tận đêm khuya, thì sếp của bạn cũng sẽ không biết rằng bạn đang cần trợ giúp nếu bạn không nói ra. Cấp trên của bạn sẽ chỉ nhìn thấy rằng bạn đang kham được khối lượng công việc đó. Và sẽ chẳng có điều gì thay đổi cả, trừ việc tình trạng của bạn đang ngày càng tệ đi.
Đó là lý do, thay vì cố gắng ôm đồm tất cả công việc một mình, mọi lúc, mọi nơi, bạn hãy nhanh chóng tìm các phương án thay thế để giảm thiểu công việc, cũng như tìm được sự cân bằng công việc và cuộc sống cho chính mình.
3. Lựa chọn công việc mình yêu thích
Bạn đi làm việc ở công ty không chỉ là để kiếm tiền, đó còn là về đời sống tinh thần. Nếu bạn không ham thích việc đang làm, bạn chắc chắn sẽ không hạnh phúc. Tất nhiên, bạn không cần phải mê thích tất cả yếu tố liên quan đến công việc, nhưng công việc cần thú vị để bạn luôn cảm thấy hào hứng khi đi làm vào mỗi sáng.
Vì vậy, để cân bằng công việc với cuộc sống các chuyên gia khuyên chúng ta nên tìm một công việc mà chúng ta yêu thích vì chúng ta sẽ hoàn thành thật tốt việc đó. Ngược lại, nếu chúng ta kiệt sức, cảm thấy khó khăn,… nghĩa là đã đến lúc tìm một công việc mới.
4. Luôn sẵn sàng cho một kỳ nghỉ
Đôi lúc, tìm được một sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một điều nói dễ hơn làm. Đó là lý do hãy hành động ngay khi bạn đang dần nhận ra mình phải đối mặt với sự quá tải.
Bạn có thể lựa chọn một kỳ nghỉ ngắn trọn vẹn sau khi đã dàn xếp công việc xong xuôi. Cùng với đó, hãy cam kết với bản thân, vạch ra cho mình một thời gian thích hợp để cân bằng công việc với cuộc sống. Loại bỏ đi những ngày làm việc quá sức, đánh mất đi thời gian riêng tư.
5. Hãy tập nói “không”
Chính thói quen “cả nể” đã nhiều lúc khiến chúng ta gặp phải tình huống quá tải. Việc bạn nhận lời giúp đỡ người khác là điều tốt, tuy nhiên, hãy nhớ giúp đỡ bản thân mình trước nhé.
Rõ ràng lúc này vấn đề mất cân bằng công việc với cuộc sống là vấn đề ở chính bản thân bạn. Bạn cần phải tự đánh giá tình trạng hiện tại của bản thân mình cũng như khối lượng công việc mình đang đảm nhiệm để quyết định có nên đưa tay hỗ trợ người khác hay không.
San sẻ khó khăn là tốt tuy nhiên đôi lúc bạn cũng cần người khác san sẻ lại công việc. Bạn hãy thẳng thừng từ chối sự nhờ vả của người khác nếu bạn đang bị quá tải và phần công việc của bạn vẫn chưa được giải quyết xong,.
6. Hãy đặt ra ranh giới cho bản thân
Khi bạn đã rời khỏi văn phòng, hãy tránh suy nghĩ về các công việc sắp tới hoặc trả lời email công ty. Hãy cân nhắc việc ngắt máy tính và tắt điện thoại dành cho công việc sau khi hết giờ làm.
Điều quan trọng là phải xác định xem khi nào bạn nên được nghỉ ngơi. Bạn nên thông báo cho sếp và đồng nghiệp biết về việc hạn chế sử dụng các ứng dụng dành cho công việc sau khi hết giờ làm để họ tôn trọng sự riêng tư của chính bạn.
Làm thế nào để kiềm chế cảm xúc bản thân?
Kiềm chế cảm xúc bản thân là điều quan trọng khi muốn chuyển hóa tâm thức
1. Bạn hãy suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân
Khi bạn gặp các rắc rối, bạn theo thói quen là tìm cách quy trách nhiệm cho người khác. Tuy nhiên, nếu bạn quy trách nhiệm cho bản thân mình thì bạn sẽ tập trung để xử lý vấn đề hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy suy nghĩ như sau:“Trong câu chuyện này, mình cũng có một phần trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng,… mình cần giúp đỡ mọi người…”.
2. Bạn hãy tránh những suy nghĩ tiêu cực
Nếu bạn suy nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc bản thân đi xuống và qua thời gian sẽ làm tăng thêm những căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì vậy đầu tiên bạn phải thừa nhận thực tại, hãy tìm cách khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm việc gì chưa đúng? Tôi cần thay đổi những điều gì? À hóa ra việc này không đến nỗi tồi tệ như mình nghĩ, mình hoàn toàn có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
3. Bạn hãy tập trung vào giải quyết vấn đề hơn là tranh cãi
Nhân vô thập toàn và bất cứ ai phàm là con người đều có thể mắc sai lầm. Nếu chỉ tập trung vào việc tức giận hay trách mắng những lỗi lầm của người khác thì vấn đề cũng không được giải quyết. Vì vậy hãy ngừng việc đổ lỗi hay trách mắng người khác mà nên ngồi lại bàn bạc cùng tìm ra cách giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể.
4. Không còn hận thù hay ác cảm
Một khi trong tâm bạn mang thù hận hay ác cảm với một ai đó, điều đó không những làm tiêu tốn năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục hệ tư tưởng của bạn, và thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy cho qua đi mọi việc. Hãy tha thứ, hãy quên đi quá khứ và hãy thoát khỏi hố sâu của sự hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.
5. Bạn hãy học cách đối mặt với khó khăn
Thay vì tìm cách trốn tránh những khó khăn và thử thách ở phía trước thì chúng ta hãy học cách đối mặt và tìm cách giải quyết những khó khăn thử thách phía trước đó. Hãy rèn luyện năng lực tranh luận trong hòa bình để khi rơi vào tình huống thực sự xảy ra, bạn vẫn luôn kìm chế được cảm xúc của mình.
6. Bạn hãy bình tĩnh trong mọi tình huống
Sự mất bình tĩnh có thể khiến cho bạn nổi đóa, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người xung quanh,… Vì vậy, một khi bạn gặp những thử thách và khó khăn, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ để tìm cách giải quyết những khó khăn thử thách đó.
Bạn cần phải giữ sự tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và đủ đầy nhất. Bạn đừng bao giờ chỉ nhìn vấn đề theo một hướng duy nhất, để rồi bạn sẽ chỉ nhìn thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra rằng bản thân mình cũng đang tồn tại những hạn chế.
7. Bạn hãy học cách nhìn nhận lại vấn đề
Có đôi lúc bạn sẽ cảm thấy cực kỳ tức giận, bạn hãy dành chút thời gian nhìn lại xem lý do gì khiến bạn tức giận. Bạn hãy suy nghĩ xem sự tức giận đó sẽ gây ra những hậu quả gì sau này. Chính sự suy nghĩ lại này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận và né tránh được những hành động không hay.
8. Bạn hãy học cách giải tỏa cảm xúc
Sự kiềm chế cảm xúc quá nhiều chưa hẳn đã tốt, điều đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Thay vì cố gắng kìm chế, bạn có thể học cách giải tỏa cảm xúc của mình ra trước khi nó bùng phát. Vậy nên bạn hãy tìm cách giải tỏa cảm xúc phù hợp với bản thân như: tâm sự cùng gia đình, bạn bè; tham gia thiền định; tập thể dục, thể thao; viết nhật ký…
Vấn đề kiềm chế cảm xúc của bản thân mỗi người không hề đơn giản đối với rất nhiều người, đặc biệt là với những người muốn rèn luyện sự kiềm chế cảm xúc trong một khoảng thời gian ngắn là điều không thể. Để học được cách kiềm chế hoặc giải tỏa cảm xúc của bản thân, chúng ta cần phải có thời gian luyện tập, sinh hoạt điều độ để tâm được tĩnh tại.
Thành công nhưng cuộc sống tẻ nhạt, làm thế nào để có hạnh phúc đích thực?
Thành công nhưng cuộc sống tẻ nhạt, làm thế nào để có hạnh phúc đích thực?
Để chuyển hoá tâm thức và có hạnh phúc đích thực chúng ta có thể thực hiện 10 điều sau đây:
1. Bạn hãy trải nghiệm cuộc sống
Bạn đã có bao giờ đi ngang một cửa hàng nọ và lỡ say mê một chiếc váy nào đó rồi sau đó bạn nghĩ rằng mình sẽ vô cùng hạnh phúc nếu có nó chưa? Tôi đã từng có hành vi như vậy, nhưng sự thật nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những con người hạnh phúc nhất trong cuộc sống thường chi tiêu nhiều tiền hơn cho những trải nghiệm hơn là vật chất. Đó là lý do mà tôi đã dùng số tiền mua váy đó để mua một vé xem buổi hòa nhạc. Và quả thật là trải nghiệm làm “người thượng lưu” đáng giá hơn hẳn những vật chất kia.
2. Bạn hãy thực hành lòng biết ơn
Có được thái độ biết ơn mọi thứ xung quanh bạn là một hành động rất mạnh mẽ để chống lại những điều tiêu cực trên thế gian. Bạn hãy thử viết ra giấy ba điều bạn biết ơn mỗi đêm. Thói quen này có thể là điều mà bạn cần để đạt được hạnh phúc sâu bên trong.
3. Bạn hãy ngủ đủ giấc
Cho dù bận rộn như thế nào bạn hãy đặc biệt chú ý đến giấc ngủ đủ và sâu. Giấc ngủ là vô cùng cùng quan trọng trong việc tạo nên một sức khỏe tốt, bộ não hoạt động hoàn hảo và hạnh phúc về mặt cảm xúc.
Hầu hết người trưởng thành cần ngủ khoảng 7 đến 8 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Nếu bạn cảm thấy mình đang muốn ngủ trưa nhiều hơn trong ngày hoặc thường cảm thấy như đang ở trong cơn ngủ, có thể cơ thể bạn đang cho bạn biết rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.
4. Bạn hãy kết nối với người xung quanh
Trong số 1000 người bạn của bạn trên các mạng xã hội, thì bạn thường xuyên gặp mặt bao nhiêu người trong số đó? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc dành thời gian để thực sự kết nối và dành thời gian gặp mặt trực tiếp với người khác sẽ làm gia tăng mức độ hạnh phúc. Và sự tương tác trực tiếp đó rất có ích cho những người thân yêu và thậm chí cả đồng nghiệp của bạn hoặc bạn bè cùng lớp. Sự tương tác trực tiếp giữa con người với con người được xem là rất tốt cho tâm hồn.
5. Thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những lời tự thoại tích cực
Những suy nghĩ tiêu cực khiến bạn rất khó có thể cảm thấy hạnh phúc, nhưng bạn có thể thay đổi chúng. Khi bạn nhận thấy những suy nghĩ tiêu cực, hãy tự hỏi mình những suy nghĩ đó có chính xác không. Sau đó thì bạn hãy thay thế suy nghĩ tiêu cực đó bằng một suy nghĩ tích cực hoặc chí ít là trung lập. Ngoài ra bạn có thể liên tục đưa ra những lời tuyên bố tích cực với bản thân mình trong suốt cả ngày.
Giả sử bạn thấy chính mình đang nghĩ tiêu cực: “Tôi thật xấu xí.” Bạn hoàn toàn có thể thay thế suy nghĩ tiêu cực này bằng suy nghĩ tích cực: “Tôi không hề xấu xí bởi vì mọi người đều đẹp theo cách riêng của mình”, hoặc là “Tôi là bản thể duy nhất và điều đó khiến tôi trở nên xinh đẹp nhất theo cách của riêng tôi”.
6. Bạn hãy giúp đỡ mọi người
Mặc dù đôi khi việc hết lòng giúp đỡ ai đó có vẻ hơi bao đồng, nhưng nghiên cứu khoa học cho chúng ta thấy rằng việc giúp đỡ người khác đóng một vai trò quan trọng trong tạo dựng hạnh phúc của bạn. Cho dù bạn chỉ dành thời gian của mình cho công việc làm tình nguyện, hay bạn chỉ đơn giản mở giúp cánh cửa cho ai đó, việc giúp đỡ ai đó một việc gì đó có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn theo hướng tốt đẹp hơn. Điều này có liên quan với việc tăng trải nghiệm cuộc sống của bạn, bạn có thể dùng tiền định mua váy để giúp đỡ người khác chẳng hạn.
7. Bạn hãy sống trong khoảnh khắc hiện tại
Quá nhiều người trong chúng ta đã quá tập trung vào những gì xảy ra ngày hôm qua hoặc là những gì sẽ xảy ra vào ngày mai, tháng sau hoặc trong 10 năm tới, thay vì dành thời gian để tập trung và tận hưởng trọn vẹn ngày hôm nay. Bạn hãy dành ra một chút thời gian, ngay bây giờ, để nhìn lại công việc hiện tại của bạn, các mối quan hệ hiện tại của bạn, các đam mê của bạn hay chỉ đơn giản là quyển sách bạn đang đọc… Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người biết chấp nhận bản thân ở hiện tại sẽ hạnh phúc hơn những người chỉ chăm chăm sống trong quá khứ hoặc hay lo nghĩ về tương lai quá nhiều.
8. Bạn hãy bao quanh mình với lòng tốt
Bạn nên cân nhắc loại bỏ những thói quen xấu cũng như những mối quan hệ độc hại đang ngăn cản bạn tiến tới hạnh phúc. Hãy luôn tự hỏi bản thân rằng điều gì và ai là người mang lại cho bạn những niềm vui nhất và bao quanh bạn là những điều tốt đẹp nhất. Bạn hãy chọn ở cạnh những người mà mang lại cho bạn nguồn năng lượng tích cực để bạn luôn là người hạnh phúc.
9. Bạn hãy tử tế với chính mình
Khi đến tuổi trưởng thành, chúng ta luôn phải đối mặt với một danh sách dài những việc cần làm đầy khó khăn và dường như không bao giờ ngắn lại, bất kể chúng ta phải làm gì đi chăng nữa. Nhưng bạn hãy vẫn nên dành ra một chút thời gian để đối xử tốt với chính bản thân mình. Bạn hãy tập thể dục cũng như để cho cơ thể mình vận động dù chỉ một chút mỗi ngày và cố gắng ngủ đủ giấc. Bạn hãy tin tôi đi: việc tập thể dục và ngủ đủ giấc tạo ra sự khác biệt rất lớn đối với hạnh phúc, sức khỏe và tâm trạng của bạn. Bạn hãy dành sự kiên nhẫn cho bản thân khi bạn mắc sai lầm. Bạn hãy tha thứ cho bản thân mình vì những hành vi trong quá khứ… Sự tử tế chính là chiếc chìa khóa của hạnh phúc, tử tế với chính mình tức là bạn đang mang lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.
10. Bạn hãy thực hành chánh niệm
Đắm chìm trong quá khứ và lo lắng về tương lai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của bạn. Chánh niệm có thể giúp bạn tập trung vào hiện tại để tránh tâm trí suy nghĩ quá nhiều không cần thiết. Các chuyên gia và bác sĩ tâm thần học cũng đã có nhận định rằng những cá nhân thường xuyên thực hành thiền định cũng như thực hành chánh niệm sẽ vui vẻ và hài lòng với cuộc sống hiện tại nhiều hơn. Và như đã nói, sự hài lòng là con đường vững bền dẫn đến hạnh phúc vĩnh cửu của bạn.
Bát chánh đạo và ứng dụng vào trong cuộc sống hiện đại hiện nay?
Bát chánh đạo được ứng dụng nhiều vào trong cuộc sống hiện đại hiện nay
Bát chánh đạo là gì?
Bát Chánh đạo hay còn gọi là Bát Chính đạo, hay Bát Thánh đạo (tiếng Phạn là: āryāstāngika – mārga) có nghĩa là con đường chân chính chia làm tám chi phần, là giáo lý căn bản được đức Phật đề cập trong Đạo đế. Con đường tám chi phần đó bao gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.
Trong Phật giáo, con đường tám chi phần trong bát chánh đạo thường được biểu diễn bằng hình vẽ một chiếc bánh xe có 8 nan hoa.
Nội dung của con đường tám chi phần trong bát chánh đạo:
- Chánh kiến
Chánh kiến là chi phần đầu tiên của tám con đường giải thoát đến niết bàn. “Chánh” tức là ngay thẳng hay đúng đắn, “Kiến” là thấy, hay nhận thức, hay sự nhận biết. “Chánh kiến” được hiểu là sự nhận thức đúng đắn, sáng suốt của trí tuệ.
Vậy hiểu biết chân chánh là hiểu biết như thế nào? Tức là hiểu rằng tất cả các sự vật hiện tượng hiện hữu trên thế gian đều là do nhân duyên sinh ra, không có cái gì là thường tồn và nó luôn luôn biến đổi; hiểu rằng có nhân có quả và có nghiệp báo; nhận thức cho được sự hiện diện của ta, của mọi người xung quanh, mọi vật tại ngay thời điểm này; nhận thức cho được khổ đau, vô thường, vô ngã của vạn pháp…
- Chánh tư duy
Chánh tư duy là chính là chi thứ hai của Bát chánh đạo, nó có nghĩa là suy nghĩ chân chánh, không trái với lẽ phải. Từ việc hiểu biết đúng (chánh kiến) khiến ta suy nghĩ đúng, phải hiểu được rằng hành trình nào thì cũng có gian khó, cạm bẫy rình rập nhưng ta vẫn phải kiên trì và tin tưởng vào con đường của mình.
Suy nghĩ chân chánh chính là nghĩ đến và hiểu được nguồn cội gây khổ đau cho chính mình và cho người chính là sự vô minh, chính là tham – sân – si. Từ sự hiểu biết đó ta mới bước vào được con đường tu tập, giải thoát cho bản thân mình.
- Chánh ngữ
Chi phần thứ ba của Bát chánh đạo chính là chánh ngữ hay lời nói chân thật, ngay thẳng. Chánh ngữ gồm bốn phần là không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời đâm chọc người khác, không nói lời ác độc, không nói lời thô tục…
Chánh ngữ tức là việc thực tập nói lời thành thật, ngay thẳng, hòa nhã, không thiên vị, nói lời giản dị, nói lời mang tính tuyên dương, nói lời sao cho mở ra cánh cửa giác ngộ từ tâm của mỗi người…
- Chánh nghiệp
Chánh nghiệp có nghĩa là hành động sáng suốt và chân chánh. Thực hành chánh nghiệp tức là ta làm những điều thiện, không được sát sinh, không được tà dâm, không được trộm cắp, hãy làm lẽ phải, hãy tôn trọng sự sống của mọi loài, không được làm hại đến nghề nghiệp, tài sản, địa vị của người khác, làm điều có đạo đức…
- Chánh mạng
“Mạng” ở đây chính là sinh mạng là sự sống. Phật giáo luôn đề cao sự bình đẳng của mọi chúng sinh trong trời đất, mọi đời sống. Vì vậy, Chánh mạng tức là hãy chọn nghề sinh sống chân chánh, thiện lương, không được bóc lột và không xâm hại đến lợi ích của kẻ khác. Chi phần thứ năm trong Bát Chánh đạo này khuyến khích chúng ta sống đời sống trong sạch, tránh không chọn những nghề nghiệp mà có thể tạo nghiệp xấu về sau như: Buôn vũ khí, buôn bán người, làm đồ tể, bán độc dược, bán thú vật để giết hại ăn thịt…
- Chánh tinh tấn
“Tinh tấn” có nghĩa là siêng năng, cố gắng, chú tâm. Vì vậy chánh tinh tấn có nghĩa là luôn cố gắng liên tục, không được nản lòng, luôn luôn tập trung đi đến lý tưởng đúng đắn mà mình đang theo đuổi. Sự quan trọng của Chánh tinh tấn thể hiện ở chỗ là nếu chúng ta đặt ra rất nhiều mục tiêu nhưng không kiên trì đến cùng với nó thì sẽ không thể nào gặt được quả ngọt. Chánh tinh tấn chính là thực hành tiêu diệt các thói quen xấu đồng thời vun đắp những thói quen tốt, thực hành trau dồi nguồn trí tuệ và phước đức, luôn kiểm soát bản thân, lời nói, ý nghĩ sao cho đúng đắn, ngay thẳng.
- Chánh niệm
“Niệm” nghĩa là ghi nhớ, suy nghĩ. Trong Chánh niệm được chia làm hai phần là chánh ức niệm và chánh quán niệm. “Chánh ức niệm” – có nghĩa là suy nghĩ về quá khứ, còn “Chán quán niệm” thì lại có ý nghĩa là quan sát hiện tại và bắt đầu tương lai.
Như vậy, “Chánh niệm” có nghĩa là khuyến khích bản thân thực tập ý thức được khoảnh khắc trong hiện tại cũng như tập trung vào khoảnh khắc đó. Ví dụ như, khi ta đang ăn cơm ta ý thức rằng mình đang ăn cơm, khi ta đang đi bộ ta ý thức rằng ta đang đi bộ… chứ không phải là hành động xáo trộn bởi các yếu tố khác. Có rất nhiều người ăn cơm nhưng không ý thức được rằng mình đang ăn cơm vì suy nghĩ vẫn đang mải mê về công việc dang dở, hay về sự tức giận lúc ban chiều… nên ăn cơm mà lại như không phải đang ăn cơm mà thành một hành động vô thức.
- Chánh định
“Định” ở đây được hiểu chính là thiền định, việc tập trung tư tưởng để tu tập. “Chánh định” có nghĩa là hãy tập trung tư tưởng mình vào chân lý đúng, có lợi cho mình và cho người khác.
Trên hành trình đến với giác ngộ chân lý và niềm an lạc, chúng ta cần phải thực sự thực hành, thực hành liên tục chứ không thể nào chỉ dựa vào lý thuyết suông. Khi chúng ta đạt được trạng thái định tâm – tức là tập trung hoàn toàn vào mục đích, đối tượng thì tâm trí ta sẽ nhìn thấy được điều ta muốn.
Tại sao cần ứng dụng đạo Phật trong kinh doanh?
Tại sao cần ứng dụng đạo Phật trong kinh doanh?
Có một câu vẫn thường được nói “thương trường là chiến trường”. Vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng kinh doanh là một nghề đối đầu với nhiều thách thức, áp lực. Đặc biệt hơn là giữa thời buổi kinh tế đang mở và đang có sự hội nhập toàn cầu, sự cạnh tranh về sản phẩm cũng như dịch vụ giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra gay gắt. Chủ doanh nghiệp luôn luôn đứng trước nhiều sự lựa chọn và cân nhắc giữa những thiệt hại cũng như lợi ích. Trong cuộc chiến thương trường vô cùng khắc nghiệt này, có không ít doanh nghiệp đang chỉ chú tâm đến việc làm sao để thu về cho mình thật nhiều lợi nhuận mà đã quên đi các giá trị đạo đức khác. Thậm chí có doanh nghiệp còn bỏ qua lương tâm nghề nghiệp mà gây tổn hại đến môi trường sống và các lợi ích xã hội.
Thậm chí, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, có nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua cả sức khỏe của người tiêu dùng để cạnh tranh không lành mạnh, cho thêm vào sản phẩm các chất độc hại, phụ gia cấm,… Điều này là không chỉ làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp đang kinh doanh chân chính vì lợi ích chung mà còn gây ra tâm lý bất an, lo lắng cho người tiêu dùng cũng như sức khỏe cộng đồng. Lẽ dĩ nhiên là cũng làm ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức cạnh tranh và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Trong bối cảnh như vậy, việc ứng dụng đạo Phật vào trong kinh doanh như là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề đạo đức kinh doanh trên. Theo triết lý đạo Phật, nghề nghiệp của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận cũng như suy nghĩ của người đó. Vì thế, chúng ta cần tránh những công việc như là buôn bán chất kích thích, các chất độc hại, buôn bán vũ khí, sinh vật sống, không giết hại động vật để giữ gìn sự trong sạch cho lương tri cho mình.
Hiện nay khái niệm kinh doanh theo triết lý nhà Phật đang ngày càng được lan rộng và chấp nhận rộng rãi. Những triết lý này giúp nhà kinh doanh hài hòa giữa yếu tố cạnh tranh, cũng như gia tăng sự bền vững, hòa hiếu giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Một chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu kinh tế học Phật pháp người Nhật Bản đã miêu tả mô hình kinh tế học theo triết lý Phật học với các đặc tính cơ bản như sau: mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng khác nhau; dựa trên nguyên tắc về lòng bao dung và sự hòa hợp; bảo vệ sự vững bền của Trái Đất.
XEM THÊM:
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học Chuyển hóa tâm thức chất lượng
- Khóa học Chuyển hóa tâm thức tại Học viện CEO Việt Nam
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn