Những câu chuyện có ý nghĩa luôn dạy chúng ta một bài học nhất định, giúp chúng ta trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn. Với bài viết này, hãy cùng Học viện CEO doanh nhân Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh khám phá một số bài học ấy để có thêm góc nhìn mới trong cuộc sống nhé!
1. Hành trang lên đường
Một hòa thượng nọ có mong muốn đi học ở nơi xa xôi. Sư thầy hỏi hoà thượng “Bao giờ con đi?”.
Hoà thượng đáp: “Tuần sau con sẽ lên đường. Đường xa nên con đã nhờ được người đan vài đôi giày bằng cỏ, khi lấy được giày thì con sẽ lên đường.”
Sau một lát trầm ngâm, sư thầy nói tiếp: “Thế này đi. ta sẽ nhờ tín chúng quyên tặng những đôi giày cho con.”
Không rõ sư thầy đã nói với những ai nhưng ngày hôm đó, đã có đến vài chục đôi giày được quyên tặng và chất đầy góc phòng thiền.
Vào sáng hôm sau, một người mang chiếc ô đến tặng. Hòa thượng hỏi: “Sao tín chủ lại tặng tôi chiếc ô này?”
“Hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường ắt sẽ gặp mưa lớn, nên sư thầy đã nói với tôi rằng liệu có thể tặng hòa thượng một chiếc ô hay không?”
Vào tối hôm đó, hoà thượng không chỉ được tặng chiếc ô của người đó, mà có tới hơn 50 chiếc ô các loại được mang đến.
Câu chuyện có ý nghĩa về vị hòa thượng và sư thầy giúp tạo động lực
Sau giờ học tối, sư thầy hỏi hoà thượng “Giày và ô đã có đủ chưa?”
Hoà thượng đáp “Đủ rồi ạ! Nhưng nhiều quá thầy ạ, con không thể nào mang hết đi được.”
“Như vậy sao được. Trời lúc mưa lúc nắng, ai tiên liệu được rằng con sẽ phải đi quãng đường bao xa và phải dầm bao nhiêu mưa nắng. Đến lúc đó, ô mất và giày rách hết thì con phải làm sao?”
Ngừng một lát, sư thầy lại tiếp tục “Trên hành trình, con sẽ gặp không ít sông suối nên mai ta sẽ nhờ tín chúng quyên tặng thuyền, con hãy mang chúng theo…”
Lúc này, hòa thượng mới hiểu rõ ý đồ của sư phụ. Vị hòa thượng quỳ rạp mà nói: “Đệ tử sẽ không mang theo bất cứ thứ gì và xuất phát ngay bây giờ ạ.”
Từ câu chuyện trên, ta thấy rằng: Khi làm bất cứ điều gì, điều quan trọng hơn cả là ta đã đủ quyết tâm chưa hơn là những vật ngoài thân đã có đủ chưa. Nếu đã quyết tâm với mục tiêu của mình thì tất cả đều không còn là khó khăn, trở ngại.
2. Người đàn ông vứt bỏ đôi giày
Câu chuyện có ý nghĩa số 2 sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về sự sẻ chia trong cuộc sống, mời bạn đọc tham khảo!
Trên chuyến xe lửa, Johny không cẩn thận nên đã làm rơi một chiếc giày mới mua qua cửa sổ. Mọi người ở đó đều thấy tiếc cho ông. Nhưng thật bất ngờ, sau đó ông đã vứt chiếc giày còn lại đi.
Tình mến thương được thể hiện qua câu chuyện ném giày qua cửa sổ
Hành động này khiến mọi người đều sửng sốt. Thấy vậy, ông bèn giải thích “Chiếc giày này dù có đắt như thế nào, nhưng với tôi nó đã không còn có tác dụng nữa, nhưng nếu ai đó nhặt được cả đôi giày này, không chừng có thể mang vừa nó thì sao!”.
Bài học ở đây là: Những thứ không còn giá trị với mình nhưng lại là niềm hạnh phúc với người khác. Hãy trân trọng những thứ đang có và biết chia sẻ niềm hạnh phúc với người xung quanh.
Xem thêm: Tổng hợp 9 bài học cuộc sống ý nghĩa “đắt giá” nhất hiện nay
3. Người bệnh bên cửa sổ
Hai người đàn ông bị bệnh và được xếp điều trị chung phòng. Một người bị liệt nửa người, người còn lại mắc bệnh phổi. Vào mỗi buổi trưa, người bệnh phổi đều phải ngồi dậy 1 giờ đồng hồ để phổi khô ráo. Ông ta là người duy nhất được ngồi gần cửa sổ. Ngược lại, người bị liệt phải nằm trên giường. Hai người hay trò chuyện với nhau về cuộc sống, bạn bè, gia đình,….
Vào buổi trưa, người mắc bệnh phổi ngồi dậy, ông thường kể lại những câu chuyện mình nhìn thấy bên ngoài cửa sổ. Điều này dường như khiến người bị liệt được sống lại và được tiếp thêm năng lượng, mơ về cuộc sống đầy màu sắc bên ngoài. Khi người ngồi cạnh cửa sổ đang say sưa kể chuyện thì người còn lại đang lim dim và mơ về khung cảnh mơ mộng. Những ngày như vậy trôi qua.
Câu chuyện có ý nghĩa về người bệnh cạnh cửa sổ giúp con người có niềm tin vào cuộc sống
Buổi sáng nọ, y tác đem nước đến cho người bệnh. Cô tình cờ phát hiện người đàn ông mắc bệnh phổi đã bất động. Hoá ra, ông đã trút hơi thở cuối vào đêm qua.
Sau khi ông chết, người đàn ông liệt nửa người đã yêu cầu được chuyển ra gần cửa sổ. Sang giường mới, ông từ từ tìm mọi cách ngồi dậy để được ngắm nhìn thế giới bên ngoài. Nhưng thật bất ngờ, trước mắt ông chỉ là bức tường màu trắng xoá.
Sau này, ông mới biết sự thật: Người bạn kia của ông bị mù, ông ấy thậm chí còn không biết đằng sau cánh cửa sổ là bức tường im lìm kia. Nhưng ông ấy vẫn muốn đem cho người bạn của mình sự an ủi, niềm vui và hy vọng về cuộc sống.
4. Miếng bánh mì cháy
Là một trong những câu chuyện có ý nghĩa mang tới cảm xúc cho nhiều người đọc, câu chuyện Miếng bánh mì cháy sẽ giúp bạn đọc thấu hiểu và thông cảm với người khác.
Vào khi tôi lên 8 tuổi, tôi nhớ mẹ vẫn hay nướng bánh mì khét. Sau một ngày làm việc và trở về nhà, bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra những lát bánh mì cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và để ý xem có ai nhận ra điều bất thường và lên tiếng hay không.
Bánh mì cháy là một trong những câu chuyện có ý nghĩa và cảm động
Nhưng cha tôi không hề đề cập đến bữa tối mà chỉ hỏi tôi về việc học tập ở trường. Tôi không nhớ về những gì ông hỏi mà chỉ nhớ mẹ đã xin lỗi bố vì đã nướng bánh mì cháy. Tuy nhiên, cha tôi chỉ nói: “Em à, anh vẫn thích bánh mì cháy mà!”.
Câu nói này đã khiến tôi không ngủ được, tôi hỏi rằng ông có thực sự thích bánh mì cháy không. Ông chỉ nói với tôi rằng:
“Mẹ con đã vất vả cả ngày, một lát bánh mì khét chẳng thể hại ai, nhưng con biết điều gì sẽ thực sự làm tổn thương người khác không? Đó là lời chê bai trách móc đấy”.
“Cuộc sống này đầy rẫy những điều không hoàn hảo, con người cũng như vậy. Cha đã là một người như thế, khi cha không thể nhớ được ngày sinh nhật hay kỷ niệm giống người khác. Hãy chấp nhận sự sai sót của người khác, chấp nhận sự khác biệt đó. Đây là chìa khóa quan trọng để xây dựng mối quan hệ lành mạnh và bền vững.”
5. Cảm ơn bố vì đã cho chúng con thấy sự nghèo nàn
Một người bố giàu có đã dẫn đứa con trai đi thăm làng vào một ngày nọ. Người bố muốn để con của mình thấy rằng người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ dành thời gian tham quan cánh đồng của gia đình nghèo. Khi đã trở về nhà, người bố hỏi con trai:
Cuộc sống của người nghèo
“Chuyến đi vừa rồi, con thấy thế nào?”
“Rất tuyệt vời bố ạ!”
“Con đã thấy được người nghèo sống như thế nào chưa?”
“Dạ, con đã thấy ạ!”
“Vậy hãy nói ra những gì con học được từ chuyến đi cho bố nghe nhé!”
Cậu bé đáp:
“Chúng ta có một con chó, còn họ có bốn. Gia đình ta có bể bơi, họ có con sông. Ta có đèn vào buổi tối, họ có những vì sao. Ta có bức tường để bảo vệ bản thân, họ có những người bạn bè. Ta có TV, còn họ thì dành thời gian cho bản thân, gia đình và hàng xóm”.
Người bố không thể nói nên lời. Cậu bé tiếp tục: “Con cảm ơn bố, vì cho con thấy chúng ta đã nghèo thế nào!”.
6. Món hời với người nghèo
Cô gái đi chợ hỏi ông bán trứng: “Ông ơi, bao nhiêu tiền một quả trứng ạ?”
Ông lão đáp: “1 đô cho 2 quả trứng thưa cô”.
Cô gái tiếp lời: “Bán cho tôi 1 đô 4 quả, nếu không thì tôi không mua nữa”.
“Được thôi. Có lẽ đây là khởi đầu tốt vì tôi vẫn chưa bán được gì trong hôm nay.”
Câu chuyện bán trứng và ý nghĩa sâu sắc
Cô gái lấy trứng và bước đi, cảm thấy mình đã mua được món hời. Cô đến nhà hàng sang trọng gặp bạn bè. Hoá đơn là 420 đô. Cô đưa tờ 500 đô và dặn không cần trả lại.
Bài học rút ra: Con người có lẽ luôn hào phóng với những người giàu nhưng lại bỏ quên tình nghĩa với người nghèo.
7. Vị giáo sư và tờ 20$
Câu chuyện có ý nghĩa thứ 7 mà Học viện CEO Việt Nam muốn giới thiệu đến bạn là câu chuyện vị giáo sư và từ 20$.
Tại hội trường 200 sinh viên, giáo sư bắt đầu cuộc nói chuyện bằng cách bỏ đồng 20 đô ra và hỏi “Có ai muốn tờ 20 đô này không?”.
Tức thì, có nhiều cánh tay được giơ lên. Giáo sư tiếp tục “Nhưng trước hết, hãy để tôi làm điều này.” Nói rồi, ôn vò nhàu đồng 20 đô.
Sau đó, ông hỏi “Vậy, còn ai muốn 20 đô nữa không?” Hội trường vẫn có nhiều cánh tay giơ lên.
Câu chuyện tờ 20 đô giúp chúng ta hiểu được giá trị của bản thân
Giáo sư đáp “Vậy, nếu tôi làm như thế này, còn ai muốn không? Ông để tờ 20 đô xuống mặt đất và giẫm giày lên, đi qua lại. Vẫn có những cánh tay tiếp tục giơ lên.
Lúc này, người giáo sư mới nói: “Bất kể tôi làm gì với đồng 20 đô này thì các em vẫn muốn nó, vì tờ tiền không hề bị giảm giá trị”.
Bài học sâu sắc ở đây là: Trong cuộc sống, sẽ có những lần chúng ta thất bại, bị bỏ rơi hoặc rơi vào nhiều hoàn cảnh khó khăn nhưng giá trị của bản thân thì chỉ có chúng ta quyết định được”.
8. Người tiều phu và vị học giả
Một người tiều phu và vị học giả đi cùng chiếc thuyền trên sống. Học giả nhận mình là người có hiểu biết nên đề nghị cùng chơi cho đoán chữ và giao kèo rằng nếu tiều phu thua sẽ mất 5 đồng, nếu mình thua sẽ mất 10 đồng.
Vị tiều phu và học giả trên con thuyền – Ai thông minh?
Trước hết, tiều phu đố:
“Cái gì ở dưới sông nặng 1000kg nhưng lên bờ chỉ còn 10kg?
Sau thời gian vắt óc suy nghĩ, vị học giả đành đưa cho tiều phu 10 đồng. Sau, ông hỏi tiều phu đáp án. Người tiều phu trả lời:
“Tôi không biết đáp án. Ngại quá, tôi đã kiếm được 5 đồng rồi”.
9. Ai mới là kẻ ngu
Một thầy giáo mới thấy rằng trong lớp có một cậu bé luôn bị chửi là ngu. Vào giờ ra chơi, ông hỏi nhóm học sinh trong lớp.
“Thì nó ngu thật mà thầy. Nếu đưa cho nó đồng 5 rúp xu to và đồng 10 rúp xu nhỏ, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp vì nghĩ đồng nào có kích thước lớn hơn thì sẽ có giá trị hơn”.
Một học sinh liền giờ 2 đồng xu và để cậu bé kia chọn. Cậu vẫn chọn đồng 5 rúp.
Ai là kẻ ngu?
Thầy giáo hỏi với vẻ mặt ngạc nhiên:
“Vì sao em lại chọn đồng 5 rúp?”
“Vì đồng 5 rúp to hơn ạ”.
Lúc tan học, thầy giáo lại hỏi cậu bé:
“Chẳng lẽ em không biết đồng 5 rúp chỉ lớn hơn về kích thước. Nếu chọn đồng 10 rúp thì em sẽ mua cho mình được nhiều thứ hơn?”
Cậu bé đáp: “Nếu em chọn đồng 10 rúp thì chúng nó sẽ không cho em vào lần sau nữa”.
10. Giấy chứng nhận làm người
Một cái kết bất ngờ và đủ hài hước sẽ giúp bạn có cái nhìn khác về cuộc sống. Hãy tham khảo câu chuyện có ý nghĩa số 10 mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây nhé!
Tại đoàn tàu, cô soát vé nhìn vào người đàn ông lớn tuổi và nói:
“Soát vé!”
Người đàn ông lục khắp người, tìm thấy vé nhưng lưỡng lự không muốn đưa ra. Cô soát vé nhìn vé, cười vẻ trách móc:
“Đây là vé của trẻ em”.
Người đàn ông nhỏ nhẹ đáp:
“Nhưng vé trẻ em và vé tàn tật chẳng phải có giá ngang nhau sao?”
Cô nhìn người đàn ông, và hỏi lại:
“Anh là người tàn tật?
“Vâng.”
“Vậy cho tôi xem giấy chứng nhận bị tàn tật của anh”.
Người đàn ông căng thẳng, nói:
“Tôi không có. Khi mua vé, người bán vé đã yêu cầu tôi đưa giấy nhưng tôi không có nên đã mua vé trẻ em”.
Cô soát vé cười:
“Vậy làm sao chứng minh anh là người tàn tật?”
Người đàn ông liền vén ống quần để cho thấy mình chỉ còn một nửa bàn chân.
Người soát vé liếc nhìn nhưng không chấp nhận, và yêu cầu có giấy của Hội người tàn tật. Người đàn ông giải thích do không có tờ khai nên địa phương không cấp sổ. Hơn nữa, người chủ cũ bỏ chạy khi xảy ra tai nạn nên không có đủ chi phí giám định.
Câu chuyện giấy chứng nhận làm người mang thông điệp sâu sắc
Trưởng tàu thấy vậy cũng đến và hỏi thăm tình hình. Sau khi người đàn ông trình bày lại, trưởng tàu cũng yêu cầu giấy chứng nhận và nói:
“Chúng tôi chủ kiểm tra giấy, không kiểm tra người. Có giấy chứng nhận tàn tật thì mới được hưởng ưu đãi của người tàn tật. Anh mau mua vé bổ sung để lên tàu.”
Người đàn ông thẫn thờ, lục túi nhưng chỉ tìm thấy hơn 50.000 đồng, không đủ để trả cho vé bổ sung. Anh van nài:
“Bàn chân tôi đã đứt một nửa, sau này không còn đi làm được nữa, xin ông rộng lượng, giơ cao đánh khẽ mà thương tình tôi”.
Người trưởng tàu vẫn kiên quyết không được. Cô gái soát vé cũng nói thêm:
“Để anh ta lên tàu xúc than, coi như đó là nghĩa vụ lao động”.
Người trưởng tàu đồng ý. Lúc này, một người ngồi đối diện người đàn ông tàn tật, hỏi vị trưởng tàu:
“Vậy, anh có phải là đàn ông không?”
“Đương nhiên, tôi là một người đàn ông”.
“Vậy, giấy tờ chứng minh anh là đàn ông đâu? Ông lấy cái gì để chứng minh?”
Người trên tàu bắt đầu cười rộ.
Vị trưởng tàu nói to:
“Một người có vóc dáng to lớn như tôi thì làm sao lại là đàn ông giả được?”
“Tôi giống các vị, chỉ xem giấy tờ, không xem người. Có giấy chứng nhận là đàn ông thì ông mới là đàn ông”.
Vị trưởng tàu không thể nói lý thêm. Cô soát vé nói đỡ:
“Vậy tôi không phải là đàn ông, nếu có chuyên gì ông hãy trình bày với tôi”.
Người đàn ông kia mới tiếp:
“Cô không phải người!”.
Cô soát vé mới tức giận, nói:
“Tại sao tôi không là người? Ông nên ăn nói cẩn thận một chút!”.
“Vậy, đưa giấy chứng nhận làm người của cô ra để tôi xem nào…”
Hành khách trên chuyến tàu lại ồ lên cười một lần nữa. Nhưng chỉ có một người không hề cười. Đó là người đàn ông tàn tật. Không biết tủi thân, thù hận hay cảm động mà ông chỉ nhìn trân trân vào khoảng không trước mặt.
Với 10 câu chuyện có ý nghĩa mà Học viện doanh nhân Việt Nam đã đưa tới trên đây, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã tự mình có thêm những suy nghĩ và góc nhìn mới vẻ về con người và cuộc sống. Để khám phá cũng như làm chủ được cảm xúc nội tại của mình, bạn có thể tham khảo khóa học Chuyển hóa tâm thức của chúng tôi. Đây chắc chắn là bước đầu tiên giúp bất kỳ ai tìm được về với hạnh phúc.
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
XEM THÊM:
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học chuyển hóa tâm thức chất lượng
- Khóa học Chuyển hóa tâm thức tại Học viện CEO Việt Nam
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn