Trang chủ Tin tức Tìm hiểu 8 bát chánh đạo trong Phật học để áp dụng vào cuộc sống

Tìm hiểu 8 bát chánh đạo trong Phật học để áp dụng vào cuộc sống

bởi chuyenhoatamthuc
Cập nhật ngày: 13 Tháng 1, 2023 1k lượt xem

Trong cuốn “trái tim của bụt”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi nói về bát chánh đạo hay bát chính đạo đã đưa ra ví dụ về con đường đưa tới sự giải thoát và an lạc. Thiền sư căn dặn: “chúng ta cần nhớ rằng đạo là phương pháp hành trì liên hệ mật thiết đến những khổ đau có thực của chúng ta”. Vậy thực chất bát chánh đạo có nghĩa là gì? Cùng Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.  

Chánh tư duy

bát chánh đạo

Luôn giữ suy nghĩ ngay thẳng, không làm hại người khác

Chánh tư duy được hiểu là suy nghĩ chân chính, không trái với lẽ phải. Khi hiểu biết đúng sẽ khiến ta suy nghĩ đúng, trên mỗi hành trình đều có gian khó, cạm bẫy nhưng ta vẫn nên kiên trì, tin tưởng vào con đường của mình. Suy nghĩ chân chánh là hiểu được cội nguồn gây đau khổ cho mình và người, là tham-sân-si. Từ đó, ta mới bước vào con đường giải thoát cho bản thân. 

Chánh kiến

Đây là nhánh đầu tiên của con đường giải thoát đến an lạc. “Chánh” có nghĩa là ngay thẳng, đứng đắn, “Kiến” là nhận biết, khả năng nhận thức. “Chánh kiến” là nhận thức đúng đắn, sáng suốt của trí tuệ.

Theo lời chỉ dạy của Đức Phật, trên con đường bát chánh đạo, việc đầu tiên là phải hiểu đúng vì nó ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về thế giới quan, nhân sinh quan. Nó không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc biết lý thuyết mà cần hiểu tường tận. Thấu hiểu tất cả sự vật trên thế gian đều được nhân duyên sinh ra, không có gì trường tồn mãi mãi và luôn biến đổi. 

Tham khảo thêm bài viết về 12 nhân duyên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là những triết lý mà Thiền sư để lại khi còn sống khiến nhiều người vẫn phải suy ngẫm cho tới bây giờ.

Chánh ngữ

bát chánh đạo

Tuyệt đối không được nói dối, bịa đặt hay nói xấu sau lưng người khác khi theo con đường bát chánh đạo

Là nhánh thứ ba của bát chánh đạo, chánh ngữ là những lời nói chân thật, không nói dối, không nói lời ác độc, không nói bịa đặt hay đâm sau lưng ai đó. Sức mạnh của lời nói rất quan trọng tác động đến bản thân chúng ta hay người khác. Một lời chỉ trích dù đúng hay sai đều có thể gây tức giận, thất vọng nhưng một lời khích lệ lại có thể mang đến niềm vui, hạnh phúc và sự tự tin. 

Chánh nghiệp

Để có thể làm điều này, chúng ta cần có những hành động sáng suốt, luôn làm điều thiện, không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không làm hại đến nghề nghiệp, tài sản của người khác, tôn trọng sự sống của mỗi loài…

Nguồn gốc của mọi thù hận, độc ác là do tâm tham-sân-si. Do đó, nếu làm điều thiện lương đúng đắn thì đời sống sẽ được trong sạch, mọi người xung quanh cũng được hưởng phúc đức.

Để hiểu rõ hơn những triết lý sâu sắc trong Phật giáo, bạn có thể tham khảo thêm ý nghĩa của kinh 12 nhân duyên để nhận thức được nội dung và sự vận hành của nhân duyên mà giáo lý nhà Phật mong muốn truyền tải tới mọi người.  

Chánh mạng

bát chánh đạo

 Bát chánh đạo khuyến khích mọi người làm việc thiện và chân chính, không làm việc xấu tạo nghiệp về sau

“Mạng” ở đây được hiểu là sự sống, sinh mạng. Phật giáo luôn đề cao sự bình đẳng của mỗi chúng sinh. Nhánh này trong bát chánh đạo khuyến khích mọi người làm công việc chân chính, lương thiện, không bóc lột, đặc biệt tránh xa những nghề có thể tạo nghiệp xấu: buôn người, bán vũ khí, bán độc dược, bán thú vật để giết hại ăn thịt…

Chánh tinh tấn

“Tinh tấn” là cố gắng, siêng năng, chánh tinh tấn thể hiện sự cố gắng không ngừng nghỉ hay nản lòng, tập trung vào lý tưởng đúng đắn mà mình theo đuổi. Đặc biệt, nếu chúng ta đặt ra quá nhiều mục tiêu nhưng không kiên trì đến cùng sẽ không gặt được trái ngọt. Chánh tinh tấn tiêu diệt các tật xấu và vun vén những điều tốt, kiểm soát suy nghĩ, lời nói của bản thân, trau dồi trí tuệ và phúc đức. 

Chánh niệm

bát chánh đạo

Chánh niệm khuyên chúng ta tập trung vào sự kiện, hoạt động đang diễn ra

Chánh niệm được chia thành hai yếu tố là chánh ức niệm và chánh quán niệm. “Chánh ức niệm” là suy nghĩ về quá khứ, còn “chánh quán niệm” là ý nghĩ về hiện tại, tương lai.

Chánh niệm khuyến khích chúng ta ý thức được những hoạt động diễn ra trong hiện tại và tập trung vào nó. Ví dụ, khi ta đi bộ hãy tập trung vào việc đi bộ hay khi đang ăn cơm hãy tập trung vào việc ăn cơm, đừng hành động xáo trộn bởi các yếu tố xung quanh.

Chánh định

Định ở đây có thể hiểu là thiền định, “chánh định” là tập trung tư tưởng vào chân lý đúng đắn, có lợi ích cho bản thân và người khác. Trên con đường dẫn đến giác ngộ chân lý và niềm an lạc, chúng ta cần luyện tập, thực hành liên tục chứ không thể dựa vào lý thuyết. Khi đạt được trạng thái định tâm – hoàn toàn tập trung vào mục đích thì tâm trí chúng ta sẽ thấy được điều mình mong muốn.

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ đầy đủ thông tin về 8 bát chánh đạo trong Phật giáo để áp dụng vào cuộc sống.Trên con đường dẫn tới niềm an lạc và hạnh phúc, chúng ta cần thực hành bát chánh đạo để rèn thân – khẩu – ý của mình. Nếu muốn tìm hiểu thêm về triết lý của Phật giáo, mời các bạn tham khảo khóa học chuyển hóa tâm thức tại Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam.

XEM THÊM

Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH

Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM

Hotline: (+84) 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

You may also like

Để lại một bình luận