Trang chủ Tin tức Hiểu Bát Chánh Đạo thông qua lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Hiểu Bát Chánh Đạo thông qua lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

bởi chuyenhoatamthuc
Cập nhật ngày: 13 Tháng Một, 2023 2k lượt xem

Nếu bạn là một Phật tử chân chính, chắc hẳn sẽ biết đến Bát Chánh Đạo Thích Nhất Hạnh. Vậy nội dung của Bát Chánh Đạo qua lời giảng của Thiền sư có gì đặc biệt? Thân mời quý độc giả cùng tham khảo chi tiết hơn qua bài phân tích sau đây nhé.

Khởi nguồn Bát Chánh Đạo – Thích Nhất Hạnh

bát chánh đạo thích nhất hạnh

Bát Chánh Đạo Thích Nhất Hạnh là con đường tu tập đúng đắn dành cho tất cả chúng sanh

Bát Chánh Đạo còn được gọi với cái tên khác là Bát Thánh Đạo hoặc Bát Chính Đạo. Đây vốn là con đường cổ xưa mà Phật giáo đưa ra nhằm giúp cho các Phật tử tu tập, từ đó thoát khỏi hồng trần phiền não, chấm dứt khổ đau và đạt đến cảnh giới Niết Bàn vĩnh viễn.

Theo nhiều nhà diễn dịch thì Bát Chánh Đạo gồm 8 chi gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Theo triết lý của nhà Phật thì con đường Bát Chánh Đạo vốn không gắn liền với những lý luận cao siêu. Thay vào đó nó lại gần gũi với những vấn đề mà con người thường gặp phải. Chính vì vậy có thể nói, Bát Chánh Đạo không chỉ dành riêng cho Phật tử mà còn dành cho tất cả mọi người.

Nội dung của Bát Chánh Đạo

Chánh kiến

Đây chính là nhánh đầu tiên mà Phật tử sẽ bắt gặp nếu tu tập theo con đường Bát Chánh Đạo Thích Nhất Hạnh. Mọi người có thể hiểu như sau: “Chánh” có nghĩa là chân chính và ngay thẳng. “Kiến” có nghĩa là sự nhận biết thấu hiểu. Vậy tựu chung lại Chánh kiến chính là sự thông tuệ, sự bao quát về mọi sự vật hay sự việc. Đối với Chánh kiến lại được Thiền sư chia thành hai khía cạnh như sau:

Hiểu biết chân chánh: Tức là con người hiểu được vòng luân hồi của mọi sự vật trong thế gian này, nhận thức rõ nhân quả – nghiệp báo, Tứ đế – Thập nhị nhân duyên để từ đó hành động và không còn chấp thường, chấp đoạn.

Hiểu biết không chân chánh: Tức là con người không tin vào nhân quả nghiệp báo, cố chấp, vọng tưởng và không thoát khỏi những suy nghĩ lầm lạc.

Chánh tư duy

bát chánh đạo thích nhất hạnh

Suy nghĩ đúng chính là kim chỉ nam cho hành động đúng

Chánh tư duy ám chỉ chúng ta phải suy nghĩ đúng đắn, không được phép trái luân thường đạo lý. Chánh tư duy dưới cái nhìn của thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng bao gồm 2 khía cạnh sau:

Suy nghĩ chân chánh: Tức là con người biết suy nghĩ đến căn nguyên đau khổ của bản thân và chúng sanh, từ đó tu tập để giải thoát.

Suy nghĩ không chân chánh: Tức là con người luôn có lòng mưu mô, lợi dụng, suy nghĩ nhiều đến lợi dưỡng, tài sắc mà lầm đường lạc lối.

Chánh ngữ

Chánh ngữ được hiểu là lời nói thật thà, ngay thẳng, không làm tổn hại đến bất kỳ ai. Chánh ngữ cũng được phân tích bao gồm:

Lời nói chân thật: Tức chỉ những con người biết nói lời ngay thẳng, sáng suốt, mang tính chất tuyên dương đạo lý làm người, tuyên dương chánh pháp Từ bi.

Lời nói không chân thật: Tức chỉ những câu nói xuyên tạc, xu nịnh, vu họa, thô tục, gây tổn thương người khác.

Chánh nghiệp

Nếu như Chánh ngữ có vai trò nhắc nhở con người phải để ý lời ăn tiếng nói thì Chánh nghiệp lại chính là con đường dẫn đến hành động. 

Hành động chân chánh: Tức là làm theo lẽ phải, có lương tâm, không làm tổn hại đến cuộc sống của người khác.

Hành động không chân chánh: Tức là những hành vi lợi mình hại người, không biết gìn giữ các phép tắc, giới điều.

Chánh mạng

Trong Bát Chánh Đạo Thích Nhất Hạnh thì Chánh mạng hàm chứa ý nghĩa về sự sống nơi trần gian. Chánh mạng đề cao lối sống thiện lương, hòa nhã.

Đời sống chân chánh: Tức là sống chân thành, không lừa người, không mê tín.

Đời sống không chân chánh: Tức là sống mà luôn tìm cách hại người, sống nương tựa, mê tín.

Chánh tinh tấn

bát chánh đạo thích nhất hạnh

Bát Chánh Đạo luôn có mối liên hệ, tương tác mật thiết với nhau

Chánh tinh tấn nhắc nhở mỗi người phải biết tu hành, chuyên cần, tránh xa những hành vi bất thiện, đồng thời sống theo lý tưởng mà Phật đã răn dạy.

Chuyên cần chân chánh: Tức là làm việc thiện, biết loại bỏ những việc ác đã sanh, ngăn ngừa việc ác chưa sanh.

Chuyên cần không chân chánh: Tức chỉ những người chỉ biết ham mê khoái lạc, không biết kiềm chế bản thân.

Xem thêm: Bát Chánh Đạo – Con đường dẫn đến hạnh phúc viên mãn vẹn tròn

Chánh niệm

Niệm được hiểu là ghi nhớ, là suy nghĩ. Chánh niệm được chia thành “Ức niệm” và Quán niệm. Ức niệm nghĩa là nhớ đến quá khứ. Quán niệm tức là quan sát hiện tại và tương lai.

Ức niệm chân chánh: Tức là nhớ đến tứ ân, nhớ đến lỗi lầm trong quá khứ và không tái phạm trong hiện tại cũng như tương lai.

Quán niệm chân chánh: Tức là thấy được nỗi khổ của chúng sanh mà nảy sinh lòng thương xót, từ đó có những hành động giúp sức cụ thể.

Ức niệm không chân chánh: Tức là luôn nhớ những oán hận và tìm cách trả thủ, nhớ những sai lầm của bản thân và tự đắc.

Quán niệm không chân chánh: Luôn nhớ đến dục vọng, khoái cảm, xảo trá để lừa gạt người.

Chánh định

bát chánh đạo thích nhất hạnh

Mỗi người hãy giữ cho mình thân tâm trong sạch, đừng vọng tưởng những điều xa xôi

Chánh định hàm ý chỉ con người biết thiền định, tập trung vào chân lý đúng đắn, không có những suy nghĩ vọng tưởng. Chánh định cũng mang ý nghĩa nhắc nhở con người cần phải từ bỏ tham dục, si ái, sống chân thành và giữ được một trái tim nhân ái. Đặc biệt việc thiền định của mỗi người không được phép phục vụ cho những mục đích sai trái như: luyện bùa chú, luyện phép thần thông.

Công năng và lợi ích khu tu tập Bát Chánh Đạo

3 công năng

Cải thiện tự thân: Tức là cải thiện những hành vi bất chính, tạo cho bản thân mình một lối sống ích lợi, thiện mỹ.

Cải tạo hoàn cảnh: Theo quan niệm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh thì thế giới quan vốn được hình thành từ tâm niệm. Vậy nếu thực hành theo Bát Chánh Đạo thì chúng ta có thể tạo nên một thế giới toàn mỹ.

Làm căn bản cho chánh giác: Tức là nền tảng để mọi người có được sự giác ngộ chân chánh.

8 lợi ích mang lại

– Không bị u mê và lôi cuốn bởi ngoại đạo đà giáo nếu có kiến thức chân chánh.

– Không bị sa đà vào những lỗi lầm nếu có suy nghĩ chân chánh.

– Mang đến ích lợi cho mình cho người nếu có lời nói chân chánh.

– Không làm tổn hại người khác nếu có hành động chân chánh.

– Không bị chê bai, luôn được yêu mến nếu có đời sống chân chánh.

– Thu được nhiều kết quả tốt đẹp nếu có siêng năng chân chánh.

– Không còn phải nuối tiếc nếu biết nghĩ chân chánh.

– Trí tuệ phát triển và Phật quả viên thành nếu thiền định chân chánh.

Trên đây là giới thiệu của chúng tôi về Bát Chánh Đạo Thích Nhất Hạnh. Thế nhưng nếu để tự mình tu tập và lãnh hội ý nghĩa Bát Chánh Đạo quả thật vô cùng khó khăn. Vậy giải pháp hoàn hảo nhất lúc này đó là độc giả hãy tham gia khóa học chuyển hóa tâm thức do Học viện doanh nhân CEO Việt Nam tổ chức. Khóa học sẽ giúp học viên thấu hiểu được bản thân, hướng đến con đường tu tập chân chính và sống một đời thật vẹn tròn.

XEM THÊM

HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH

Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM

Hotline: (+84) 08 4242 4466

Email: cskh@ceohcm.edu.vn

You may also like

Để lại một bình luận