Phật giáo là nơi chúng ta hướng tới tâm hồn lương thiện, trong sáng, an nhiên. Đặc biệt, Đức Phật đã đưa ra bát chánh đạo con đường đến hạnh phúc giúp con người thoát khỏi hỷ nộ ái ố đến với miền an lạc. Vậy Bát Chánh Đạo có ý nghĩa gì và được áp dụng như thế nào? Hãy cùng Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hiểu về Bát Chánh Đạo
Bát chánh đạo con đường hạnh phúc giúp giải thoát khổ đau để đến miền an lạc
Bát Chánh Đạo hay gọi là Bát Chính Đạo hoặc Bát Thánh Đạo, là con đường cổ xưa của Phật giáo và có mối quan hệ mật thiết với Đạo Đế.
Bát Chánh Đạo gồm có 8 chi: Chánh Niệm, Chánh Kiến, Chánh Định, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Ngữ và Chánh Tư Duy. 8 nhánh này được ví như chiếc bánh xe có 8 nan hoa, khi đi hết những nan hoa này sẽ đến bờ cõi an lạc, vô cực.
Trong Phật giáo, Bát Chánh Đạo không mang những lý luận khó hiểu, cao siêu. Do đó, không chỉ dành cho Phật tử mà Bát Chánh Đạo còn dành cho những ai hướng tâm.
8 con đường bát chánh đạo
Bát Chánh Đạo nhắc nhở chúng ta khi sống phải học hỏi những hành vi, lối sống như Tứ Diệu đế. Sau đây là 8 con đường bát chánh đạo mà bạn nên biết.
Chánh Kiến
“Chánh” được hiểu ngay thẳng, đứng đắn, còn “Kiến” là kiến thức, sự nhận biết. Chánh Kiến thể hiện sự sáng suốt, có cái nhìn tổng quát về sự vật, sự việc. Con đường này yêu cầu phải hiểu chính xác ý nghĩa bởi nó thể hiện nhận thức về nhân sinh, hồng trần. Chánh Kiến giúp chúng ta hiểu dược như thế nào khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.
Tham khảo thêm về bát chánh đạo qua lời giảng dạy của thiền sư Thích Nhất Hạnh để rõ công năng và lợi ích khi luyện tập và đi theo con đường này.
Chánh Tư Duy
Chánh Tư Duy đại diện cho lối suy nghĩ ngay thẳng, chân chính
Là con đường thứ 2 trong bát chánh đạo con đường đến hạnh phúc. Chánh Tư Duy đại diện cho lối suy nghĩ chân chính, không trái với luân thường đạo lý. Chánh Kiến là tiền đề cho Chánh Tư Duy, khi nhận thức được rồi mới có thể chọn lựa con đường cần phải đi.
Chánh Ngữ
Chánh Ngữ đại diện cho lời nói ngay thẳng, thật thà, không nói dối hãm hại người khác. Lời nói có tác động quan trọng đến bản thân và mọi người xung quanh. Đôi lúc, một câu nói có thể tạo động lực cho người khác nhưng cũng có thể khiến họ trở nên tiêu cực, xấu xa.
Chánh Ngữ mang lý luận của Đức Pháp, luôn nói những lời chân thành, không thô tục. Chỉ khi thực hiện được bạn mới có thể tạo ra cho mình con đường giải thoát đúng đắn.
Chánh Nghiệp
Thực hành làm việc thiện, không trộm cắp, sát sinh để được hưởng phước báo
Trong bát chánh đạo con đường đến hạnh phúc, Chánh Nghiệp biểu hiện cho hành động sáng suốt, làm việc thiện, không trộm cướp hay sát sinh, tôn trọng sự sống của mọi sinh linh, đặt đạo đức lên hàng đầu. Đặc biệt, không tham lam, sân si, sống trong sạch thì bản thân, gia đình sẽ được hưởng phúc đức.
Bên cạnh bát chánh đạo, nếu muốn hiểu rõ hơn về triết lý nhân duyên của nhà Phật, mời bạn đọc thêm nội dung của kinh 12 nhân duyên bởi Thiền sư Thích Nhất Hạnh – người đã đưa ra khái niệm, ý nghĩa và cách vận hành.
Chánh Tinh Tấn
Chánh Tinh Tấn đặc biệt khuyến khích con người siêng năng, nỗ lực tu hành, chuyên cần hướng tới chân lý đúng đắn. Trong Phật giáo, bất kỳ người tu hành nào đặt ra mục tiêu và kiên trì tới cùng đều sẽ gặt được trái ngọt. Không chỉ vậy, Chánh Tinh Tấn còn vun đắp điều tốt, loại trừ điều xấu, trau dồi trí tuệ để tăng phúc đức.
Chánh Mạng
Chánh Mạng trong bát chánh đạo con đường hạnh phúc khuyến khích mọi người làm việc trong sạch, lối sống lương thiện
Chánh Mạng biểu tượng cho sự sống nơi trần thế, đề cao lối sống lương thiện, không bóc lột, áp bức người khác. Đây là con đường thứ 6 trong bát chánh đạo con đường đến hạnh phúc, khuyên răn làm nghề trong sạch và tránh xa các nghề mang nghiệp nặng như: không săn bắt, không trộm cắp, không tà dâm, không buôn bán vũ khí, chất độc, rượu, ma túy…
Chánh Niệm
Chánh niệm là biểu tượng cho ghi nhớ và cách suy nghĩ. Chánh niệm gồm “Ức Niệm và “Quán Niệm”. Ức Niệm hướng về suy nghĩ trong quá khứ còn Quán Niệm ám chỉ hiện tại và tương lai.
Trong Bát Chánh Đạo, Chánh Niệm khuyến khích con người tập trung những gì ở hiện tại và không để ý tới những tác động xung quanh.
Chánh định
Tập trung vào mục đích duy nhất, không suy nghĩ vọng tưởng, lung tung
Là con đường cuối cùng của Bát Chánh Đạo, tập trung vào chân lý đứng đắn, không có những suy nghĩ lung tung, vọng tưởng, mang đến lợi ích cho bản thân và mọi người xung quanh.
Chánh Định là chân lý giác ngộ an lạc nhắc nhở chúng ta cần thực hiện liên tục, không nên dựa vào lý thuyết suông. Chỉ cần tập trung vào một mục đích duy nhất thì bạn nhất định sẽ nhận được thứ mong muốn.
Ứng dụng Bát Chánh Đạo vào đời sống hiện nay
Mọi vạn vật tồn tại trong cuộc sống này đều có ý nghĩa riêng của nó. Chúng thay đổi mỗi ngày và biến mất và không thể trường tồn theo thời gian. Hơn nữa, cuộc sống có quy luật nhân quả cho nên chúng ta không nên tham lam, sân si, độc ác. Hãy giữ cho mình tâm hồn trong sạch và lương thiện để được nhận phúc đức.
Trong Phật giáo, Bát Chánh Đạo không chỉ dành cho phật tử mà còn dành cho mỗi người. Bất kể làm trong lĩnh vực gì, kinh doanh, làm ăn bạn nên thực hành con đường Bát Chánh Đạo để giữ bản thân trong sạch, lương thiện, không tham lam làm hại tới người xung quanh.
Kết luận
Bài viết trên đây đã chia sẻ bát chánh đạo con đường đến hạnh phúc và cách ứng dụng vào trong cuộc sống. Đây là con đường giúp giải thoát khổ đau, tổn thương để đến với niềm an lạc. Đặc biệt, nếu muốn tham khảo và hiểu sâu hơn về Phật giáo, mời các bạn tham gia khóa học chuyển hóa tâm thức tại Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam.
XEM THÊM
- Học Viện CEO – Nơi cung cấp khóa học Chuyển hóa tâm thức chất lượng
- Khóa học Chuyển hóa tâm thức tại Học viện CEO Việt Nam
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn