Những câu nói triết lý mà thiền sư Thích Nhất Hạnh khi còn sống để lại luôn khiến người đời phải suy ngẫm, đặc biệt trong số đó phải kể đến 12 nhân duyên Thích Nhất Hạnh. Ngay sau đây, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về giáo lý này nhé.
Vô Minh
Mỗi chúng ta hãy lựa chọn lối sống tích cực để không phải rơi vào vòng luân hồi khổ đau
Trong 12 nhân duyên Thiền sư Thích Nhất Hạnh có nói “Vô minh được xem là khởi niệm khiến chúng ta quên mất đi sự thông tuệ của bản thân. Do vô minh nên người ta mới tạo nghiệp thiện hay ác, để rồi tiếp nối vòng luân hồi sinh tử là hành. Vì thế có thể nói vô minh là nguyên nhân gây nên duyên hành là quả. Mỗi người chúng ta nên tích cực làm giàu trí óc mình, thay đổi hiểu biết và hoàn thiện tâm hồn để có được hạnh phúc”
Hành
Đức Phật đã răn dạy: Nếu chúng ta hành động với tâm thanh thịnh thì sẽ luôn an vui, ngược lại nếu hành động với tâm ô nhiễm thì sẽ gặp nhiều phiền não. Mỗi chúng ta cần cẩn trọng khi nói, khi làm. Muốn tương lai huy hoàng thì ngay bây giờ mỗi người cần phải lành thiện.
Thiền sư cũng cho rằng tâm mỗi người là một chuỗi những cảm xúc yêu, ghét, buồn, vui. Suy cho cùng chúng ta phải tự điều chỉnh, giữ cho tâm trong lành, đó là cái gốc giải thoát.
Thức
Thức được xem là suối nguồn của kiến thức. Tuy nhiên vì bên trong có vô minh và hành (Tức là tham, sân, si) nên cái biết lại có sự phân biệt, đắm trước và mang khổ đau cho con người.
Thức sẽ làm khởi sinh danh sắc và các yếu tố khác của duyên khởi. Chính bởi vậy mấu chốt chúng ta cần tự chủ và sáng suốt. Chúng ta vẫn cứ ghi nhận những cảm giác bên trong, tuy nhiên hãy để mặc chúng tan đi với tính cách vô thường của chúng.
Danh sắc
Quan niệm của đức Phật cho rằng bào thai chính là danh sắc. Danh ở đây được hiểu là tâm lý, thể hiện qua xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư. Sắc là cơ thể vật chất và các cơ quan như tai, mắt, mũi, lưỡi. Có danh sắc bào thai thì sẽ có 6 căn, vậy nên danh sắc duyên lục nhập.
Lục nhập
Lục nhập tức là sáu căn (Bào thai hoàn mãn ra khỏi bụng người mẹ). Đức Phật cũng dạy rằng hãy vẽ ngôi nhà có sáu cửa vì sáu trần sẽ theo sáu căn này đi thẳng vào tâm. Hầu hết chúng ta khi tiếp xúc sáu trần đều sẽ khởi niệm, dẫn đến những tính toán hơn thua. Cũng từ đây mà tham, sân, si nổi dậy và tạo nghiệp sát, dâm, vọng…Từ đó lục nhập duyên lại chuyền níu qua Xúc.
Xúc
Theo kinh 12 nhân duyên Thích Nhất Hạnh thì Xúc chính là sự giao thoa giữa căn, trần và thức. Nó cũng là sự tiếp xúc giữa chủ thể, đối tượng và nội dung nhận thức. Nếu chúng ta không hiểu rõ được chân tướng của bản thân mình, không có chính kiến thì là vô minh.
Thọ
Có 3 loại cảm thọ hay gặp nhất là thọ lạc (hạnh phúc) khiến con người phát sinh lòng tham ái, thọ khổ (khổ đau) khiến con người sinh nỗi oán giận, thọ xả (không vui không khổ) khiến con người dễ u mê. Theo quan niệm của thiền sư Nhất Hạnh thì Thọ chính là khổ đau, là cội nguồn sinh ra tham, sân, si.
Xem thêm: Ý nghĩa và nội dung của kinh 12 nhân duyên bạn đã biết
Ái
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho rằng mỗi người nên sáng suốt và từ bỏ tham, sân, si
Ái có nghĩa là sự khao khát, sự bám víu. Ái có 3 loại bao gồm Dục ái (sự ham muốn vị ngọt của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), Hữu ái (Kỳ vọng tồn tại ở cảnh giới khác tốt đẹp hơn), Vô hữu ái (mong muốn không có mặt, cảm thấy nhàm chán sự hiện hữu). Hầu hết con người thường cứ mãi rong ruổi tìm cầu, lửa dục vọng hừng hực bốc cháy nên lại càng làm cho sầu khổ thêm nhiều. Vậy thì chúng ta cũng có thể hiểu tham ái chính là cội nguồn của khổ đau.
Thủ
Nếu trong tâm đã có thủ chấp, yêu ghét đã rõ thì con người thường hăng hái tạo nghiệp. Con người là năm thủ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), đồng thời họ có thói quen tự trói buộc bản thân vào năm uẩn dẫn đến những đau khổ về sau.
Nếu ai sáng suốt, giác tỉnh, không thủ chấp thì năm thứ gây u mê này sẽ tan dần. Tất nhiên nếu muốn tỉnh giác thì mỗi người cần vâng theo lời răn dạy của nhà Phật
Sanh
Bài pháp thoại 12 nhân duyên Thích Nhất Hạnh cho rằng một đứa trẻ được sinh ra từ bụng mẹ thì ắt có thân hình. Nếu đã có thân hình thì ắt có sợ hãi, có già bệnh. Đây được xem là nguồn gốc của mọi khổ đau.
Lão, bệnh, tử
Mỗi người chúng ta ai rồi cũng sẽ phải chết. Thế nhưng khi cái chết đến, nó vẫn khiến chúng ta bàng hoàng và lo sợ. Tuy nhiên thiền sư Thích Nhất Hạnh cho rằng đây chính là một lời cảnh tỉnh, giúp con người nhận ra mạng sống thật ngắn ngủi, không thể dự báo trước.
Cũng vì sự ngắn ngủi này mà mỗi người hãy sống có ý nghĩa hơn, đừng phung phí thời gian cho những hoạt động vô tích sự, những lời nói sáo rỗng…Vì những điều này chỉ khiến cuộc đời chúng ta thêm khổ đau mà thôi.
Sơ đồ 12 nhân duyên
12 nhân duyên luôn có sự tương tác qua lại với nhau, tạo nên một vòng luân hồi
Trong 12 nhân duyên thì nhân sẽ làm duyên cho quả và ngược lại, chúng tạo nên một vòng luân hồi và được hiểu như sau:
Hai nhân
- Vô minh: vọng hoặc che tối → Hoặc quá khứ
- Hành: vọng dấy lên ba nghiệp hiện hành chẳng dừng → Nghiệp.
Năm quả
- Thức: hạt giống nghiệp phát sanh ra thức. Nghiệp thức là nghiệp quả, một nghiệp → Khổ.
- Danh sắc: Thức tâm là danh. Năm căn là sắc.
- Lục nhập: Sáu căn đều đủ. Tùy theo căn thì trần nhập vào căn nấy.
- Xúc: căn nào đối trần nấy sanh xúc
- Thọ: căn xúc trần thọ tốt xấu.
→ Bốn thứ này chỉ về sắc thân và sự cảm thọ của sắc thân trong sanh tử nên thuộc → Khổ
Ba nhân
- Ái: bởi lãnh thọ sanh ái hiện tại
- Thủ: vì tham ái đắm nhiễm, nên theo đuổi kiếm tìm → là ái nhiễm đắm trước nên thuộc về.
- Hữu: do theo dõi mong cầu nên gây ra các nghiệp hữu lậu.
Hai quả
- Sanh: Vì đã có nghiệp nhân tất phải vị lai với lấy cái thọ sanh đời sau → đây là các hành của thân khẩu ý nên thuộc → Nghiệp
- Già bệnh chết: đã có sanh thân tức chịu cái khổ của bệnh, lão tử → đây là sự thọ quả trong sanh tử nên → Khổ
Hễ nhân đã đoạn thì không còn hạt giống nữa. Hễ duyên đã đoạn thì không còn cảnh phụ trợ. Đức Phật cũng đã kết vòng 12 nhân duyên như sau:
“Hai pháp có thể biết và phải thông suốt là danh và sắc; Hai pháp có thể biết và phải tận trừ là vô minh và ái dục; Hai pháp có thể biết và phải thực tập là giới và định; Hai pháp có thể biết và phải chứng ngộ là giải thoát và trí tuệ”.
Cho đến nay, bài pháp thoại về 12 nhân duyên Thích Nhất Hạnh vẫn còn nguyên giá trị ban đầu. Thế nhưng sẽ rất khó để chúng ta có thể tự tìm hiểu và lĩnh hội hết những tầng ý nghĩa của hai chữ “Nhân duyên”. Vậy tại sao chúng ta không thử tham gia chương trình huấn luyện chuyển hóa tâm thức của Học viện doanh nhân CEO Việt Nam – CVG Hồ Chí Minh nhỉ?
Chương trình hứa hẹn sẽ giúp các bạn thấu hiểu bản thân, tìm được ý nghĩa đích thực của hai từ “Hạnh phúc” mà bấy lâu nay ta cứ mải miết đi tìm. Quý khán giả hãy liên hệ đến số Hotline 0842424466 để được chuyên viên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc và đăng ký khóa học phù hợp nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ quý học viên!
XEM THÊM
HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM – CVG HỒ CHÍ MINH
Trụ sở: Tòa nhà Work Labs – Số 6 Võ Văn Kiệt, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Hotline: (+84) 08 4242 4466
Email: cskh@ceohcm.edu.vn